Mang thai hộ có được mang nhiều lần không?

13/08/2022
392
Views

Xin chào luật sự. Tôi có thắc mắc về điều kiện để được mang thai hộ. Bên cạnh đó, trước đây tôi đã từng mang thai hộ giúp chị gái của tôi nhưng lúc đó tôi chưa lấy chồng. Nay tôi đã kết hôn và có con và chị họ tôi lại nhờ tôi mang thai hộ giúp. Vậy xin hỏi tôi có thể mang thai hộ giúp chị họ tôi hay không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Mang thai hộ có thể được xem như là sự giúp đỡ đến những hoàn cảnh gia đình bị hiếm muộn nhưng vẫn mong chờ sự xuất hiện của những đứa trẻ. Vì vậy mà nhà nước không hoàn toàn cấm hoạt động mang thai hộ. Theo đó pháp luật cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhưng cấm trong trường hợp vì mục đích thương mại. Vậy cụ thể quy định pháp luật về việc mang thai hộ như thế nào? Điều kiện, chủ thể thực hiện ra sao? Việc mang thai hộ liệu có thể tiến hành nhiều lần? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Mang thai hộ có được mang nhiều lần không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ được nhắc đến khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này.

Căn cứ theo Điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014, mang thai hộ được hiểu dưới 2 hình thức đó là mang thai hộ vì mục đích nhân tạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại .

Theo Khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định: 

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vự chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trung của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con” 

Theo Khoản 23 Điều 3 luật hôn nhân và Gia đình, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. 

Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Điều kiện mang thai hộ là gì?

Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về điều kiện mang thai hộ như sau:

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên; và được lập thành văn bản. Sự tự nguyện ở đây hoàn toàn xuất phát từ ý chí của cả hai bên: người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ mà không bị đe dọa, ép buộc, lừa dối bởi bất kì bên thứ ba nào. Ngoài ra, pháp luật còn quy định hình thức thỏa thuận phải được lập thành văn bản mới có giá trị pháp lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Bên cạnh đó ngoài sự thỏa thuận về việc mang thai hộ thì các chủ thể tham gia trong quan hệ này cũng cần đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

Đối với vợ chồng nhờ mang thai hộ

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

Theo quy định này thì mang thai hộ là giải pháp cuối cùng để có thể có con. Quy định này đặt ra nhằm tránh việc nhờ người khác mang thai hộ một cách bừa bãi, hạn chế việc lợi dụng vì mục đích thương mại khi người phụ nữ vẫn còn khả năng làm mẹ.

b) Vợ chồng đang không có con chung;

Có nghĩa là việc mang thai hộ sẽ chỉ được thực hiện một lần nếu thành công. Trong trường hợp nhờ mang thai hộ mà thai bị hỏng, đứa trẻ sinh ra bị chết…thì sẽ tiếp tục được nhờ mang thai hộ. Trường hợp cặp vợ chồng đã có con chung nhưng đã chết và đáp ứng đủ các điều kiện khác theo luật định thì vẫn có quyền nhờ mang thai hộ. 

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Cặp vợ chồng nhờ mang thai phải được tư vấn về y tế, tâm lý và pháp lý để đảm bảo họ hiểu rõ bản chất của vấn đề mang thai hộ, tránh xảy ra sai sót cũng như tranh chấp trong tương lai vì thiếu hiểu biết.

Đối với người được nhờ mang thai hộ

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

Theo khoản 7 điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:

“Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.”

– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

Việc đã từng sinh con sẽ giúp người phụ nữ chuẩn bị về mặt tâm lí, tinh thần, cũng như có kinh nghiệm, kĩ năng trong việc chăm sóc bản thân và thai nhi nhằm đảm bảo thực hiện việc mang thai hộ. Ngoài ra quy định chỉ mang thai hộ một lần nhằm tránh tình trạng lợi dụng để đạt đạt được mục đích thương mại.

– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

Việc này cũng đảm bảo tốt nhất về kết quả của quá trình mang thai hộ như có đủ sức khỏe, tâm lý để thực hiện việc mang thai.

– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

Việc mang thai hộ không chỉ làm cho người vợ có nguy cơ với một số biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lí người thân trong gia đình, các mối quan hệ gia đình. Chính vì vậy, vấn đề này cần phải được sự bàn bạc, thống nhất, thỏa thuận và đồng ý bằng văn bản của người chồng.

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Các nội dung y tế cần được tư vấn như các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra khi mang thai như sẩy thai, thai ngoài tử cung, băng huyết, khả năng đa thai, em bé dị tật phải bỏ thai,…Việc tư vấn này nhằm cung cấp những thông tin về nguy cơ, tai biến ảnh hưởng tới sức khỏe mà người nhận mang thai có thể mắc phải. Ngoài ra cả vấn đề về quyền, nghĩa vụ các bên khi đứa trẻ ra đời.

Mang thai hộ có được mang nhiều lần không?

Mang thai hộ có được mang nhiều lần không?
Mang thai hộ có được mang nhiều lần không?

Căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện người nhận mang thai hộ thì:

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

Như vậy, theo quy định trên thì mang thai hộ không được mang nhiều lần. Trường hợp của bạn bạn đã mang thai hộ 1 lần giúp chị gái của bạn rồi thì bạn không thể mang thai hộ lại lần 2 giúp người khác được nữa.

Việc này vừa có ý nghĩa về mặt nhân văn cũng như tránh tình trạng nhiều đối tượng lợi dung việc mang thai hộ để kiếm các lợi ích vật chất hay nói cách khác là mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Và dù bạn có muốn mang thai hộ cho người khác nhưng không vì lợi ích tiền bạc thì pháp luật vẫn không cho phép thực hiện việc mang thai hộ trên 1 lần.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị xử lý như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà người mang thai hộ và người tổ chức mang thai hộ sẽ bị xử lý theo các hình thức tương ứng. Theo quy định pháp luật thì người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó:

Xử lý hành chính

Cụ thể, Theo Khoản 1 Điều 60 Nghị định  82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã: 

Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về sinh con

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”

Do đó người mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Xử lý hình sự

Mặc dù quy định của Luật hôn nhân và gia đình cấm việc một người phụ nữ mang thai hộ vì mục đích thương mại. Nhưng khi xử lý hình sự lại không xử lý người mang thai hộ mà đối tượng bị xử lý lại là người tổ chức việc mang thai hộ.

Người tổ chức mang thai hộ có thể hiểu là người đứng ra thực hiện các hành vi để hỗ trợ bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ tiến hành việc mang thai hộ. Các hành vi hỗ trợ thường thấy là: tạo điều kiện cho các bên có nhu cầu mang thai hộ gặp gỡ; trao đổi; bàn bạc; sắp xếp; tạo điều kiện và hỗ trợ về các phương tiện… Mục đích cuối cùng là vì mục đích thương mại.

Theo Điều 187 BLHS 2015:

Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại không bị xử phạt hành chính mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt tương ứng như sau:

– Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

– Trường hợp tổ chức mang thai hộ đối với hai người trở lên hoặc phạm tội 02 lần trở lên hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan tổ chức (như bệnh viên…) hoặc tái phạm nguy hiểm thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

– Hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Mang thai hộ có được mang nhiều lần không?”. Nếu quý khách có những thắc mắc liên quan đến hóa đơn điện tử và muốn tham khảo quyết định phát hành hóa đơn điện tử, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ hoặc các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xác định con trong trường hợp mang thai hộ như thế nào?

Theo Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”
Theo đó con được sinh ra trong trường hợp mang thai hộ là của vợ chồng người nhờ mang thai hộ. Người được nhờ mang thai hộ không có quyền và nghĩa vụ gì đối với đứa trẻ được nhờ mang thai và phải thực hiện theo cam kết trong thảo thuận mang thai hộ.

Giải quyết tranh chấp trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ. Do đó khi có tranh chấp về vấn đề này các bên có thể đưa đơn ra tòa để yêu cầu giải quyết.
Trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà cả hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ; nếu bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ thì việc giám hộ và cấp dưỡng đối với đứa trẻ được thực hiện theo quy định của Luật này và Bộ luật dân sự.

Có được mang thai hộ bạn thân không?

Theo Điều 95 Luật hôn nhân gia đình quy định:
Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
Trong đó:
“Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ.”
Vì vậy bạn không thể mang thai hộ bạn thân của bạn được vì không phải là người thân thích.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.