Đối với các doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh khi lập và nộp hồ sơ cho các cơ quan có liên quan, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có mã số đăng ký doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin vấn đề này, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu “Mã số đăng ký kinh doanh năm 2022″ qua bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Mã số đăng ký kinh doanh là gì?
Mã số đăng ký kinh doanh là mã số doanh nghiệp hoặc là mã số của hộ đăng ký kinh doanh.
Như vậy, về cơ bản thì số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cũ và số giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp/ số giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh bây giờ có thể hiểu là giống nhau, cơ bản nó chỉ khác nhau về thời điểm xuất hiện của hai thuật ngữ này mà thôi.
Mã số đăng ký doanh nghiệp là gì?
Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
Vai trò của số đăng ký kinh doanh
Thứ nhất: Số đăng kí kinh doanh giúp cho việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Vì mã số doanh nghiệp (chính là số đăng kí kinh doanh) đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình kê khai nộp thuế.
Thứ hai: Số đăng kí kinh doanh giúp cho cơ quan quản lí nhà nước thực hiện quản lí việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp/ hộ kinh doanh được dễ dàng hơn.
Thứ ba: Số đăng kí kinh doanh giúp cho các chủ thể có quan tâm đến doanh nghiệp/ hộ kinh doanh có thể tiến hành tra cứu thông tin cơ bản về doanh nghiệp/ hộ kinh doanh đó ( như tên người đại diện theo pháp luật, lĩnh vực kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, tình trạng còn hoạt động kinh doanh hay không,…) khi biết mã số doanh nghiệp/ mã số hộ kinh doanh. Việc tra cứu thông tin đăng kí doanh nghiệp có thể được thực hiện tại cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.
Tra cứu số đăng ký kinh doanh
Số đăng ký kinh doanh là gì không phải là câu hỏi duy nhất nhận được sự quan tâm. Cách tra cứu dãy số này cũng được nhiều cá nhân/tổ chức quan tâm. Đây là công việc giúp doanh nghiệp bước đầu kiểm chứng tính hợp pháp/”tồn tại” của đối tác/khách hàng.
Đồng thời, trong quá trình mua bán, xuất hóa đơn cho khách, bước này cũng giúp đơn vị kiểm tra lại thông tin trước khi xuất. Hiện nay để tra cứu thông tin doanh nghiệp, bạn có thể truy cập cổng thông tin quốc gia. Các bước thực hiện bao gồm:
Bước 1: Nhập tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trên bên phải màn hình.
Bước 2: Nhấn nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiển thị thông tin doanh nghiệp, số đăng ký kinh doanh cần tra cứu.
Tuy nhiên, bạn cần tìm doanh nghiệp với tên chính xác, bởi trường hợp có tên giống hoặc gần giống khá phổ biến. Sau đó, hãy click chọn vào doanh nghiệp với tên chuẩn nhất và theo dõi thông tin hiển thị. Bạn sẽ nắm được những thông tin sau:
- Tên doanh nghiệp (Tên/Tên nước ngoài/Tên viết tắt);
- Tình trạng hoạt động;
- Mã số doanh nghiệp;
- Loại hình pháp lý;
- Ngày thành lập;
- Tên người đại diện theo pháp luật;
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp cần phải làm những công việc gì trước khi đóng mã số thuế doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ sau trước khi đóng mã số thuế:
- Nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn
- Hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
Thủ tục đăng ký mã số thuế doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký mã số thuế
Để đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sau:
– Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê khai kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế gồm 13 chữ số đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo.
– Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp (không yêu cầu chứng thực).
– Các bảng kê khai kèm theo (nếu có) bao gồm:
- Bản kê khai các văn phòng đại diện, văn phòng giao dịch theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK01.
- Bản kê khai các kho hàng trực thuộc theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BK02.
- Bản kê khai các nhà thầu phụ theo mẫu số 02-ĐK-TCT-BL03.
– Số lượng hồ sơ: 01 bản.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký mã số thuế đối với các hồ sơ đăng ký mã số thuế được nộp trực tiếp tại Cục Thuế (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung do lỗi của chủ thể kê khai thuế).
Trình tự đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư thì chủ thể nộp thuế phải chuẩn bị đầu đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để gửi cho cơ quan Thuế để trình lên cơ quan Thuế hoàn tất thủ tục đăng ký mã số thuế.
– Cách thức gửi hồ sơ: doanh nghiệp có thể trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế cho cơ quan quản lý Thuế tại Cục Thuế hoặc gửi thông qua đường bưu điện.
Mời bạn xem thêm:
- Đăng ký kinh doanh cần những gì năm 2022?
- Hướng dẫn tra cứu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh năm 2022
- Khi nào cần đăng ký kinh doanh theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mã số đăng ký kinh doanh năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Đăng ký bảo hộ logo, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Số đăng ký kinh doanh có một mã số duy nhất, không trùng nhau và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, Số đăng ký kinh doanh cũng sẽ chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.
Số đăng ký kinh doanh được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính, quyền, nghĩa vụ khác.
Số đăng ký kinh doanh cũng là mã số thuế trong suốt quá trình hoạt động, được sử dụng để kê khai và nộp thuế phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
Trong thời hạn trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cũng như các chi nhánh của doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký mã số thuế cho doanh nghiệp. Nếu trong thời hạn quy định mà doanh nghiệp không thực hiện, không chấp hành đúng theo yêu cầu thì phải tự chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý Thuế và bị thu hồi giấy phép Đăng ký kinh doanh
Theo khoản 1, điều 20 Thông tư 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế, các trường hợp được xin khôi phục mã số thuế như sau:
Tổ chức bị cơ quan thuế có thẩm quyền thu hồi Giấy phép, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan thuế có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép.
Tổ chức/cá nhân đang ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận; cơ quan quản lý khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép.
Tổ chức/cá nhân đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Do lỗi của cơ quan thuế, người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế.