Ly thân có được chia tài sản không?

11/05/2022
Ly thân có được chia tài sản không?
532
Views

Chào Luật sư, Tôi và chồng tôi ly thân từ năm 2020; nhưng vì gia đình hai bên không cho phép nên chúng tôi đã quyết định không tiến hành thủ tục ly hôn. Nhưng cả tôi; và chồng tôi do đã hết tình cảm với nhau nên chúng tôi muốn phân chia tài sản. Thưa Luật sư, cho tôi hỏi ly thân có được chia tài sản không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi câu hỏi này. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong cuộc sống ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau; mặc dù hết tình cảm nhưng vợ chồng chỉ sống ly thân; mà không tiến hành các thủ tục ly hôn. Hiện nay giống như bạn nhiều cặp đôi thay vì lựa chọn hình thức ly thân thay vì ly hôn với nhau; khi có nhu cầu muốn phân chia tài sản được hình thành trong quá trình chung sống với nhau như vợ chồng; thì không biết phải làm sao; và đã gửi các câu hỏi tương tự như bạn về phía luật sư chúng tôi nhờ tư vấn.

Để trả lời cho câu hỏi ly thân có được chia tài sản không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Nghị định 126/2014/NĐ-CP

Ly thân là gì?

Ly thân được hiểu là tình trạng vợ chồng sống sống riêng với nhau; tách bạch với nhau nhưng về mặt pháp luật họ vẫn giữ quan hệ vợ chồng được pháp luật Việt Nam thừa nhận; và bảo vệ. Đây là biểu hiện bằng mặt nhưng không bằng lòng trong đời sống hôn nhân.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về vấn đề ly thân; Chính vì thế mà Tòa án sẽ không thể can thiệp vào quan hệ vợ chồng; khi họ chưa có ý định ly hôn với nhau.

Ly thân có được chia tài sản không?

Ly thân có được chia tài sản không? Là câu hỏi mỗi khi ly thân các cặp vợ chồng hay nghĩ đến. Và khi ly thân hoàn toàn có thể chia tài sản được.

Chia tài sản theo pháp luật; chia tài sản theo pháp đình; chia tài sản khi hôn nhân còn tồn tại; chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại; chính là tên gọi dùng để chỉ việc chia tài sản khi ly thân.

Việc chia tài sản khi ly thân là một việc pháp luật hôn nhân gia đình không cấm. Biểu hiện:

Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

1. Trong thời kỳ hôn nhân; vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp vợ; chồng có yêu cầu; thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Cách thức chia tài sản khi ly thân?

Khi để tiến hành chia tài sản khi ly thân; vợ chồng có thể:

  • Tự thoả thuận phân chia tài sản (lập bằng văn bản và có công chứng);
  • Hoặc yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Nếu yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản khi ly thân; Toà án sẽ giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ; chồng hoặc của hai vợ chồng; Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2; 3; 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60; 61; 62; 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ; rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2; 3; 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60; 61; 62; 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ; chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ; chồng vào việc tạo lập; duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ; chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất; kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền; nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật; nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ; chồng thuộc quyền sở hữu của người đó; trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập; trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ; chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của vợ; con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được hưởng dẫn cụ thể tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề; trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

  • Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng; hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
  • Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận; hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ; chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

  • “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
  • “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
  • “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung; Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

  • “Lỗi của mỗi bên trong vphạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình; không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung; và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật; thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên; con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật; và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng; hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.

Ly thân có được chia tài sản không?
Ly thân có được chia tài sản không?

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản khi ly thân

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận; và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực; thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật; giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định; thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng; thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ; chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Hậu quả của việc chia tài sản khi ly thân

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực; nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực; nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng; mà không xác định được đó là thu nhập do lao động; hoạt động sản xuất; kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi; lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản khi ly thân

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

Kể từ ngày thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực; thì việc xác định tài sản chung; tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 43 của Luật này. Phần tài sản mà vợ; chồng đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ; chồng; trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Quyền; nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung vẫn có hiệu lực; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án; quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

Chia tài sản khi ly thân bị vô hiệu

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  • Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
  • Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
  • Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
  • Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
  • Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ly thân có được chia tài sản không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thông báo giải thể công ty; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Chồng đánh đạp để ép chia tài sản khi ly thân sẽ bị xử phạt như thế nào?

Chồng đánh đạp để ép chia tài sản khi ly thân; đây được xem là một hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Luật phòng chống bạo lực gia đình (điểm a khoản 1 Điều 2). Với hành vi này nếu gây ra thương tích dưới 11% thì người chồng có thể bị XPVPHC về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình với mức phạt tiền là từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng, nếu trong quá trình đánh đạp để đánh đạp để ép chia tài sản khi ly thân mà chồng chị sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích thì chồng chị có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Nặng hơn nếu chồng đánh đạp vợ để ép chia tài sản khi ly thân và gây ra thương tích trên 11% thì chồng chị có thể bị TCTNHS về tội danh “Cố ý gây thương tích” (Điều 134 BLHS 2015 sđ, bs 2017) với khung hình phạt thấp nhất có thể đối diện là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ai sẽ người có trách nhiệm nuôi con khi ly thân?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình và không một ai có thể ngăn cản họ thực thiện quyền chăm sóc nuôi dưỡng con cái của chính họ. (Điều 69 và Điều 71 Luật HN và GĐ 2014).
Cho nên mặc dù đang ly thân cha mẹ vẫn phải nuôi dưỡng chăm sóc con cái.

Toà án nào sẽ công nhận thoả thuận phân chia tài sản khi ly thân của vợ chồng?

Trong trường hợp thông thường nếu chồng là người nộp đơn yêu cầu công nhận thoả thuận phân chia tài sản khi ly thân (tức nguyên đơn) sẽ phải nộp đơn yêu cầu tại Toà án nhân dân cấp Huyện nơi mà vợ bạn (tức bị đơn) cư trú, làm ăn và ngược lại.
Trong trường hợp hai vợ chồng bạn có sự thoả thuận bằng văn bản về việc chọn Toà án nơi mà người có yêu cầu nộp đơn yêu cầu công nhận thoả thuận phân chia tài sản khi ly thân giải quyết (tức Toà án bên nguyên đơn cư trú, làm ăn), thì tiến hành nộp văn bản thoả thuận cho Toà án xem xét; giải quyết. Khi đó Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thoả thuận phân chia tài sản khi ly thân sẽ là Toà án nhân dân cấp Huyện nơi mà 2 vợ chồng bạn đã thoả thuận với nhau.
Lưu ý: Nếu thoả thuận bằng miệng về lựa chọn Toà án giải quyết ly hôn thì Toà án sẽ không chấp nhận yêu cầu lựa chọn toà án giải quyết của bạn nhé.
Trường hợp hai vợ chồng bạn có yêu cầu về thoả thuận tài sản khi ly thân mà trong tài sản thoả thuận ấy có chứa bất động sản thì người nộp đơn yêu cầu công nhận thoả thuận phân chia tài sản khi ly thân phải bắt buộc nộp đơn yêu cầu tại Toà án nhân dân cấp Huyện nơi có bất động sản.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.