Ly hôn đơn phương quyền nuôi con thuộc về ai ?

26/01/2022
Ly hôn đơn phương quyền nuôi con thuộc về ai ?
791
Views

Tôi 29 tuổi, hiện đang có 1 cháu hơn 3 tháng tuổi. Tôi và chồng có mâu thuẫn nên hiện tại tôi không còn thương yêu quan tâm, chia sẻ, chăm sóc gì cho chồng nên không sống với chồng được nữa. Muốn về nhà mẹ thì chồng và gia đình chồng giữ con tôi lại không cho tôi mang theo. Vậy giờ tôi muốn ly hôn đơn phương có được không?

Cảm ơn luật sư! 

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Khi ly hôn một trong các vấn đề mà mọi người rất quan tâm chính là quyền nuôi con. Các bên thường muốn giành quyền nuôi con về mình nhưng không biết làm thế nào. Sau đây Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn về “Ly hôn đơn phương quyền nuôi con thuộc về ai ?” như sau

Căn cứ pháp lý

Ly hôn và Ly hôn đơn phương

Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Do đó, nếu đối phương (vợ hoặc chồng) không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Theo đó ly hôn đơn phương chính là việc ly hôn theo yêu cầu một bên. Trong đó một trong các bên không đồng thuận ly hôn. Bên muốn ly hôn làm đơn ly hôn và yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ ly hôn đơn phương

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

1. Đơn xin ly hôn

Đơn phải có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của bạn. Trong đơn bạn cần trình bày các vấn đề sau:

– Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn và vấn đề ly thân.

– Về con chung: Họ tên, ngày sinh? Yêu cầu về giải quyết con chung (quyền nuôi, việc cấp dưỡng)

– Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn bạn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?

– Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Bạn muốn giải quyết như thế nào?

2. Bản sao Giấy khai sinh của con ( nếu có con);

3. Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng;

4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

5. Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

Thẩm quyền giải quyết ly hôn

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 35 BLTTDS 2015  thì: “Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này” thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Căn cứ Khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự  2015 có quy định:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này

Như vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

Ngoài ra nếu các đương sự  thỏa thuận được với nhau về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì nguyên đơn có quyền thực hiện thủ tục ly hôn tại nơi mình cư trú.

Ly hôn đơn phương quyền nuôi con thuộc về ai?

Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn

Về quyền nuôi con khi ly hôn, Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Ly hôn đơn phương muốn giành quyền nuôi con làm thế nào?

Muốn giành quyền nuôi con, bạn phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:

– Điều kiện về vật chất (kinh tế): Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

-Điều kiện về tinh thần: Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm 

Câu hỏi thường gặp 

Để giải quyết tranh chấp về hôn nhân sẽ mất bao nhiêu án phí?

Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 VNĐ.
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch thì áp dụng theo mức thu khác nhau được quy định tại danh mục án phí ban hành kèm theo quyết định số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016

Thuận tình ly hôn như thế nào?

Theo Điều 55 Luật hôn nhân gia đình 2014:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.