Lương tháng 13 tính thuế TNCN như thế nào?

21/09/2023
Lương tháng 13 tính thuế TNCN như thế nào?
150
Views

Theo quy định hiện nay, mức thuế TNCN được tính theo bảng thuế có 7 mức thuế từ 5% đến 35%. Mức thuế áp dụng sẽ phụ thuộc vào mức thuế suất tương ứng với khoảng thu nhập của mỗi người lao động. Mỗi người lao động sẽ có mức thuế TNCN khác nhau tùy vào thu nhập của họ. Vậy lương tháng 13 tính thuế TNCN như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Lương tháng 13 tính thuế TNCN như thế nào?

Như chúng ta đã biết một năm chỉ có 12 tháng do đó khi đi làm người lao động sẽ được hưởng lương đủ 12 tháng. Vậy lương tháng 13 là gì? Hiện nay, nhiều người lao động hay gọi khoản thưởng cuối năm là lương tháng 13. Theo quy định pháp luật, lương tháng 13 là khoản tiền thưởng mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động.

Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.7) Các khoản lợi ích khác.

e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:

Theo Công văn 73512/CT-TTHT năm 2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:

“Khoản thu nhập lương tháng thứ 13 của người lao động thuộc khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công của cá nhân.

Theo quy định trên, lương tháng thứ 13 là một khoản tiền thưởng, thuộc thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Theo quy định pháp luật, tiền thưởng, tiền lương chi trả cho người lao động là một trong những khoản chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp cho công ty. Tuy nhiên, để những khoản tiền thưởng, tiền lương được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thì phải đáp ứng một số điều kiện luật định.

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Theo Công văn 73512/CT-TTHT năm 2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty chi trả lương tháng thứ 13 cho người lao động, nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được hạch toán vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (không thuộc khoản chi có tính phúc lợi theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên).

Như vậy, tiền lương tháng 13 được đưa vào chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ theo quy định trên.

Lương tháng 13 tính thuế TNCN như thế nào?
Lương tháng 13 tính thuế TNCN như thế nào?

Tiền lương tháng 13 có đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Hiện nay, có nhiều người lao động thắc mắc tiền lương tháng 13 có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không vì theo quy định pháp luật người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia ký kết hợp đồng lao động thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng tiền lương tháng 13 là một khoản thưởng do đó tiền thưởng này sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể dưới đây là những quy định pháp luật liên quan đến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”

Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH năm 2018 có giải thích như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, tiền lương tháng 13 là một khoản tiền thưởng và không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Lương tháng 13 tính thuế TNCN như thế nào? Ngoài ra, chúng tôi  có cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Lương tháng 13 là gì?

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa thế nào là “lương tháng 13”, tuy nhiên ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cũng đã đề cập đến.
Ví dụ: Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2018 của Bộ LĐ-TB&XH.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, lương tháng 13 là tên gọi do người lao động và doanh nghiệp tự đặt, bản chất nó là khoản thưởng theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.

Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương tháng 13 không?

Hiện nay, không có một quy định nào bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng tết) cho người lao động khi đáp ứng đủ cả 02 điều kiện sau đây:
– Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;
– Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.

Doanh nghiệp không trả lương tháng 13 cho người lao động bị xử lý thế nào?

Nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp bắt buộc phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động như đã phân tích tại mục (2) nhưng doanh nghiệp không thưởng thì pháp luật cũng không có bất kỳ chế tài xử phạt nào.
Hiện nay, pháp luật về lao động chỉ quy định 02 hành vi vi phạm bị xử phạt hành chính liên quan đến thưởng, cụ thể tại điểm a, e khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Không công bố công khai tại nơi làm việc quy chế thưởng;
– Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng quy chế thưởng.
Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.