Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu được nhiều bạn đọc quan tâm, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường. Hiện nay, có rất nhiều công ty tuyển dụng với mức lương khá thấp. Chính vì vậy, việc đóng bảo hiểm xã hội và các khoản phí khác với mức lương 04 triệu là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Vì với mức lương này thì không đủ để chi trả các chi phí trong cuộc sống. Hãy tham khảo bài viết “Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?” dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Luật Việc làm 2013;
- Luật Bảo hiểm y tế 2020;
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội
Người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng. Bảo hiểm xã hội bắt buộc mang đến nhiều quyền lợi cho người la động. Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
- Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.
- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.
- Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
Đi làm lương 4 triệu phải đóng những loại bảo hiểm nào?
Số lượng các loại bảo hiểm bắt buộc mà người lao động phải tham gia không phụ vào mức lương mà căn cứ vào thời hạn hợp đồng lao động mà người đó ký với người sử dụng lao động. Hầu hết người lao động đi làm công ty đều sẽ phải đóng 03 loại bảo hiểm sau đây:
(1) Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên (theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc/tháng = 8% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
(2) Bảo hiểm thất nghiệp: Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên (theo Điều 43 Luật Việc làm 2013).
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp/tháng = 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
(3) Bảo hiểm y tế: Áp dụng với người ký hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên (theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2020).
Mức đóng bảo hiểm y tế/tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định bằng tổng mức lương theo chức danh cùng các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung xác định được số tiền cụ thể và được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương cho người lao động.
Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu?
Để trả lời cho câu hỏi lương 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu thì chúng ta căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là 10,5%. Do đó, có thể dễ dàng tính tiền đóng bảo hiểm các loại theo công thức chung sau:
Tiền đóng bảo hiểm hằng tháng = 10,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Áp dụng công thức trên, người lao động đi làm lương 05 triệu sẽ phải đóng bảo hiểm như sau:
Tiền đóng bảo hiểm của người đi làm lương 4 triệu = 10,5% x 04 triệu đồng = 420.000 đồng/tháng
Lưu ý: Cách tính trên chỉ chính xác nếu số tiền 04 triệu đồng/tháng mà người lao động được trả bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung cố định thuộc diện tính đóng BHXH.
Trường hợp trong 04 triệu đồng thu nhập nhận được có tiền thưởng năng, thưởng sáng kiến, tiền hỗ trợ xăng xe, đi lại, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ… thì khi tính tiền bảo hiểm phải đóng cho cơ quan BHXH cần lấy 04 triệu đồng trừ đi các khoản này trước.
Lúc này, mức đóng bảo hiểm = 10,5% x (04 triệu đồng – Các khoản không tính đóng bảo hiểm: tiền thưởng, tiền hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ điện thoại, tiền ăn ca,…).
Lương chỉ có 4 triệu không đóng bảo hiểm được không?
Mức lương 04 triệu đồng/tháng được đánh giá là thấp, nếu còn phải trừ đi khoản đóng bảo hiểm hằng tháng, số tiền mà người lao động nhận về sẽ càng thấp.
Vì vậy, thực tế nhiều người lao động thỏa thuận riêng với công ty về việc không đóng các loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định.
Theo Điều 19 và Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động và người sử dụng lao động đều phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội nếu thuộc đối tượng phải tham gia. Trường hợp thỏa thuận không đóng bảo hiểm theo đúng quy định, người lao động và người sử dụng lao động đều bị phạt theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP:
- Người lao động: Bị phạt từ từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng về hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 1 Điều 39).
- Người sử dụng lao động: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng về lỗi đóng bảo hiểm không đủ số người thuộc diện tham gia mà không phải là trốn đóng (theo điểm c khoản 5 Điều 39).
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn phải đóng đủ tiền bảo hiểm và nộp thêm tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu? đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?
- Rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp:
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.