Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào?

22/11/2022
Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào?
779
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Trần Thanh T. sống tại Đắk Lắ k. Ở địa phương tôi sinh sống cụ thể là ở xã có thành lập một lực lượng có tên là Dân quân tự vệ. Vậy tôi muốn hỏi luật sư về lực lượng dân quân tự vệ là gì? Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào? Tôi rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của luật sư, mong luật sư cung cấp cho tôi thông tin pháp luật quy định về vấn đề này. Rất mong nhận được sự phản hồi sớm nhất từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247 chúng tôi. Dưới đây là bài viết Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Lực lượng Dân quân tự vệ là gì?

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một thành phần của Lực lượng Vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Chính phủ và của uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương, có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức.

Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào?

Lực lượng tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; sự quản lý điều hành của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân các cấp; sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất; công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Lực lượng Dân quân được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Lực lượng Tự vệ được tổ chức ở các tổ chức chính trị; chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; tổ chức kinh tế (gọi chung là cơ quan, tổ chức).

Căn cứ Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019, thành phần của Dân quân tự vệ, gồm: Dân quân tự vệ tại chỗ; Dân quân tự vệ cơ động; Dân quân thường trực; Dân quân tự vệ biển; Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

  • Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức.
  • Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  • Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
  • Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.
Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào?
Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ như sau:

“1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.”

Các hành vi nào bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ?

Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ:

  • Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức, huấn luyện, điều động, sử dụng Dân quân tự vệ trái pháp luật.
  • Trốn tránh, chống đối, cản trở việc tổ chức, huấn luyện, hoạt động và thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
  • Giả danh Dân quân tự vệ.
  • Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ của Dân quân tự vệ được giao xâm phạm lợi ích của quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Sản xuất, vận chuyển, mua bán, thu gom, tàng trữ, sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, trang phục, sao mũ, phù hiệu, tài sản của Dân quân tự vệ.
  • Phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự

Thông tin liên hệ luật sư

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Lực lượng Dân quân tự vệ được tổ chức như thế nào?. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ đăng ký làm lại giấy khai sinh online. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ là gì?

Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ: Dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ khi nào?

Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
– Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, tổng động viên;
– Khi ban bố tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm;
– Tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định kế hoạch, thẩm quyền quyết định mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ.

Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp được xem xét quyết định thành lập đơn vị tự vệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp và sự chỉ huy của cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện;
– Theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đề án, kế hoạch tổ chức Dân quân tự vệ của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động và phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Doanh nghiệp đã hoạt động từ đủ 24 tháng trở lên;
– Doanh nghiệp có số lượng người lao động đủ tiêu chuẩn tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ để tổ chức ít nhất 01 tiểu đội tự vệ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.