Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 là quy định pháp lý về Quốc tịch Việt Nam do Quốc hội Việt Nam thông qua. Có hiệu lực ngày 01/07/2009. Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 24/2008/QH12 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng | |
Ngày ban hành: | 13/11/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2009 | |
Ngày công báo: | 12/03/2009 | Số công báo: | Từ số 145 đến số 146 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Luật Quốc tịch Việt Nam – Theo Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, quy định: kể từ ngày 01/7/2009, người không quốc tịch mà không có đầy đủ các giấy tờ về nhân thân, nhưng đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ 20 năm trở lên tính đến ngày Luật này có hiệu lực và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam (QTVN) theo trình tự, thủ tục và hồ sơ do Chính phủ quy định. Bên cạnh đó, những người khác chỉ cần có 1 trong 4 loại giấy tờ sau là có thể người có QTVN:
Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ QTVN thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh QTVN của cha mẹ; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam;
Quyết định cho nhập QTVN, Quyết định cho trở lại QTVN, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Các điều kiện được nhập QTVN bao gồm:
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập QTVN; Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Xem trước và tải xuống văn bản
Có thể bạn quan tâm
- Luật Thống kê sửa đổi 2021 do Quốc hội ban hành ngày 12/11/2021
- Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Lý lịch tư pháp
- Luật Bảo vệ môi trường 2020
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
– Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
– Giấy chứng minh nhân dân;
– Hộ chiếu Việt Nam;
– Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
– Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.
– Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
– Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
– Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.