Luật phòng chống khủng bố 2013
Ngày 12 tháng 6 năm 2013, Luật số 28/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua. Theo đó, Luật phòng chống khủng bố 2013 quy định về nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố. Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 28/2013/QH13 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng | |
Ngày ban hành: | 12/06/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2013 | |
Ngày công báo: | 12/07/2013 | Số công báo: | Từ số 403 đến số 404 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Luật quy định, chống khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố là các biện pháp được thực hiện ngay khi khủng bố đã, đang hoặc có căn cứ để cho rằng sẽ xảy ra nhằm kịp thời ngăn chặn khủng bố, loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố. Các biện pháp khẩn cấp chống khủng bố bao gồm: Bao vây, phong tỏa khu vực xảy ra khủng bố; giải cứu con tin, cấp cứu nạn nhân, cách ly người, di chuyển phương tiện, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm của khủng bố; thương thuyết với đối tượng khủng bố; bao vây, truy tìm, khống chế, bắt giữ đối tượng khủng bố;…
Nguyên tắc phòng, chống khủng bố là:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.
- Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.
Ngoài ra, Luật phòng chống khủng bố còn quy định cụ thể về tổ chức hoạt động phòng, chống khủng bố; phòng ngừa khủng bố; chống khủng bố; chống tài trợ khủng bố; hợp tác quốc tế về phòng chống khủng bố và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng chống khủng bố.
Xem trước và tải xuống Luật phòng chống khủng bố 2013
Có thể bạn quan tâm
- Luật Thống kê sửa đổi 2021 do Quốc hội ban hành ngày 12/11/2021
- Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Lý lịch tư pháp
- Luật Bảo vệ môi trường 2020
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Luật phòng chống khủng bố 2013. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 7 Luật phòng chống khủng bố có quy định nư sau:
– Phòng, chống khủng bố là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.
– Tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật phòng chống khủng bố 2013 có phạm vi điều chỉnh như sau: Luật quy định về các nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.