Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ?

02/06/2022
Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ?
527
Views

Ngày 22 tháng 11 năm 2013; thay mặt Quốc Hội; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã quyết định ký ban hành Luật phòng chống cháy nổ năm 2013. Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 được cho là đã sửa đổi bổ sung nhiều quy định từ Luật phòng chống cháy nổ năm 2001; sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Vậy Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ?

Để làm rõ vấn đề Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luatsu247.

Số hiệu:40/2013/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc HộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:22/11/2013Ngày hiệu lực:01/07/2014
Ngày công báo:30/12/2013Số công báo:Từ số 1005 đến số 1006
Tình trạng:Còn hiệu lực

Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ?

– Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 chính là Luật phòng chống cháy nổ năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2013.

– Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ? Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực chính thức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.

Tóm tắt văn bản Luật phòng chống cháy nổ năm 2013

– Kể từ khi Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực thì các quy định sau đây đã bị bãi bỏ:

  • Thứ nhất: Bãi bỏ khoản 9 Điều 3:

9. Chủ rừng là cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng hoặc giao đất trồng rừng.

  • Thứ hai: Bỏ cụm từ “ấp, bản, tổ dân phố” tại khoản 1 Điều 31, điểm b khoản 2 Điều 37 và tên Điều 50; bỏ cụm từ “trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố” tại điểm b khoản 2 Điều 37; bỏ cụm từ “trưởng ấp, trưởng bản” tại điểm d khoản 2 Điều 37 của Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10.
Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ?
Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ?

Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 quy định nội dung gì? 

Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 quy định nội dung gì? Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 quy định những nội dung sau:

Sửa đổi bổ sung về quy định bảo hiểm cháy, nổ:

  • Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm cháy, nổ. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.
  • Chính phủ quy định và công bố danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ; số tiền bảo hiểm tối thiểu.”

Quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:

  • Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bao gồm:

+ Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;

+ Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;

+ Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

  • Kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với hoạt động kinh doanh;

+ Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

  • Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Phòng cháy đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

  • Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu; xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với phương án phòng cháy và chữa cháy.
  • Cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở mình; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
  • Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình, chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ đối với thôn, cơ sở, rừng, phương tiện giao thông.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng, thực tập phương án chữa cháy cho cơ sở, khu dân cư do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.
  • Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương.
  • Phương án chữa cháy phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.
  • Bộ trưởng Bộ Công an quy định cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao và thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy.”

Tải xuống Luật phòng chống cháy nổ năm 2013

Bạn đọc có thể xem trước Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 và tải xuống ở đây.

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Luật phòng chống cháy nổ năm 2013 có hiệu lực từ bao giờ?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, cấp bản sao trích lục khai tử; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng áp dụng Luật phòng chống cháy nổ 2013?

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy theo Luật phòng chống cháy nổ 2013?

– Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
– Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
– Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
– Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy theo Luật phòng chống cháy nổ 2013?

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy sau khi đã thống nhất với Bộ Công an.
– Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về phòng cháy và chữa cháy. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài liên quan đến phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.