Luật Lâm nghiệp 2017
Luật Lâm nghiệp 2017 (Luật số 16/2017/QH14) được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15/11/2017. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Luật gồm 12 chương, 108 điều quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 16/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc Hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 | |
Ngày công báo: | 27/12/2017 | Số công báo: | Từ số 1057 đến số 1058 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Ngày 15/11/2017 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.
Về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp, so với quy định trước đây, Luật này đã bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm là: Chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng; Trưng bày, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Xây dựng, đào bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên… làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng; Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.
Luật cũng quy định về các dịch vụ môi trường rừng và nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bên sử dụng dịch vụ như điều tiết, duy trì nguồn nước, bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch… sẽ phải thực hiện chi trả trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ (chủ rừng) trên cơ sở tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về việc Nhà nước xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, về chế biến và thương mại lâm sản áp dụng với cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng. Cơ sở chế biến và cơ sở thương mại lâm sản được sản xuất, kinh doanh những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Xem trước và tải xuống Luật Lâm nghiệp 2017
Có thể bạn quan tâm
- Luật Thống kê sửa đổi 2021 do Quốc hội ban hành ngày 12/11/2021
- Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Lý lịch tư pháp
- Luật Bảo vệ môi trường 2020
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Luật Lâm nghiệp 2017. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 chỉ xác định quyền của Nhà nước đối với rừng. Chủ rừng chỉ có quyền sử dụng, sở hữu rừng khi được Nhà nước trao và công nhận thì Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định hai nhóm hình thức sở hữu rừng là:
1. Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu;
2. Rừng sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Tại Khoản 2 – Điều 11 của Luật Lâm nghiệp 2017 đã quy định các nội dung quy hoạch lâm nghiệp. Trong đó có các nội dung về định hướng phát triển 3 loại rừng; kết cấu hạ tầng lâm nghiệp và phát triển thị trường, vùng nguyên liệu, chế biến lâm sản. Do đặc thù của ngành nên trong Luật Lâm nghiệp đã có các quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung quy hoạch; trách nhiệm lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.