Luật Đê điều 2006 được ban hành ngày 29/11/2006

03/02/2022
Luật Đê điều 2006
422
Views

Luật Đê điều 2006

Luật Đê điều 2006 được Quốc hội ban hành ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/07/2007. Luật quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều. Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:
79/2006/QH11
Loại văn bản:
Luật
Nơi ban hành:
Quốc hội
Người ký:

Nguyễn Phú Trọng

Ngày ban hành:
29/11/2006
Ngày hiệu lực:

01/07/2007

Ngày công báo:
25/06/2007
Số công báo:

Từ số 410 đến số 411

Tình trạng:
Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

Luật quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều.

  • Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều

+ Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

+ Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

+ Phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

+ Tuân thủ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.

  • Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đê điều

+ Phá hoại đê điều.

+ Nổ, phá gây nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Luật này quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

+ Vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

+ Vận hành hồ chứa nước thượng lưu trái quy chuẩn kỹ thuật gây ảnh hưởng đến đê điều.

Xem trước và tải xuống Luật Đê điều 2006

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download Luật Đê điều 2006 [162.00 B]

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Luật Đê điều 2006. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xây dựng cống, công trình qua đê phải xin phép ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật đê điều 2006, trường hợp xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.

Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có nhiệm vụ gì?

Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều có các nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều.
+ Nhiệm vụ tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều.
+ Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây: Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm; Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão; Xử lý sự cố đê điều; Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.
+ Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều.
+ Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.
+ Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.