Bố mẹ em trong thời gian hoà giải ly hôn. Em đang thuê phòng ở một mình và bố lại sang đây sống do không muốn chung nhà với mẹ em nữa. Bố cho rằng em là con một nên ông phải ở cùng. Em năm nay 21 tuổi, học cao đẳng mới ra trường, thu nhập không cao. Em khuyên bố về nhà ở với mẹ nhưng bất thành. Ông gần 50 tuổi, hiện không đi làm, không có thu nhập. Luật có quy định bắt buộc con phải ở chung với bố mẹ không? Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về giám hộ cho con
Cha mẹ là người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về quản lý, định đoạt tài sản của con
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi; con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý.
Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.
Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên; hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
Cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con. Nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Khi con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.
Luật có quy định bắt buộc con phải ở chung với bố mẹ không?
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ của con cái trong việc chăm sóc; nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho cha mẹ. Cụ thể; khoản 2 Điều 71 nêu: Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc; nuôi dưỡng cha mẹ; đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự; ốm đau; già yếu; khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Điều 111 cũng quy định: Con đã thành niên dù không sống chung vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, pháp luật chỉ đòi hỏi con cái phải cấp dưỡng cho cha, mẹ khi không sống chung và cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trường hợp bạn nêu, bố bạn không thuộc trường hợp không có khả năng lao động.
Về mặt đạo lý, là con, bạn nên tìm cách động viên, chăm sóc, giúp bố tìm việc làm phù hợp để vừa có thu nhập, vừa tránh xa cờ bạc.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn
Sau khi ly hôn, quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chấm dứt, nhưng quan hệ giữa cha mẹ với con cái vẫn còn. Cả hai đều phải cùng có trách nhiệm với con dù cho con đang sống với ai đi chăng nữa.
+ Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi dưỡng con: Vì là người cùng chung sống với con như trước kia, nên các quyền và nghĩa vụ của người đó với con vẫn như vậy, bao gồm:
- Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con (Điều 71);
- Nghĩa vụ và quyền giáo dục con (Điều 72);
- Quyền đại diện cho con (Điều 73);
- Quyền quản lý, định đoạt tài sản riêng của con (Điều 76, 77);
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra (Điều 74).
+ Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con:
Mặc dù không còn là người chung sống hàng ngày với con nữa, nhưng để đảm bảo quyền lợi cho con cũng như người không trực tiếp nuôi dưỡng con được thực hiện trách nhiệm của mình thì pháp luật vẫn có những điều luật quy định vấn đề này.
Điều kiện đất để bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con là như thế nào?
Để làm thủ tục cha mẹ cho con nhà đất, cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Điều kiện 1 – Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho.
Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:
+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
+ Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).
– Điều kiện 2 – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Điều kiện 3 – Đất không có tranh chấp;
– Điều kiện 4 – Trong thời hạn sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin phục viên trong quân đội
- Mẫu chương trình lễ tổng kết cuối năm mới
- Mẫu đơn xin thực tập mới nhất cho sinh viên mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Luật có quy định bắt buộc con phải ở chung với bố mẹ không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015; con chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự là những người đủ 18 tuổi nhưng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của chính mình. Việc xác định người con bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết định của Tòa án theo cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần