Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn như thế nào?

11/10/2022
Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn như thế nào?
384
Views

Một cuộc hôn nhân được xem là lâu dài kéo hết từ lúc trưởng thành cho đến khi già đi qua quãng đời thanh xuân của mỗi người. Ly hôn đồng nghĩa với việc một mối quan hệ hôn nhân, gia đình chấm dứt. Vậy luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định khá mới mẻ này mà nhiều người còn chưa biết đến.

Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn như thế nào?

Hiện nay không có bất cứ một văn bản nào thừa nhận cũng như quy định về khái niệm tiền bồi thường cho những mất mát tuổi thanh xuân cũng như quy định mức bồi thường là bao nhiêu. Chính vì thế, có một số trường hợp ta thấy những cặp vợ chồng khi ly hôn, người vợ được chồng chu cấp cho một khoản tiền và gọi là đền bù cho tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, đây chỉ là một cách nói trong thực tế, chứ pháp luật không có bất cứ quy định nào. Việc một bên đưa cho bên còn lại một khoản tiền khi ly hôn có thể vì những lý do như sự thương cảm, muốn cho người kia một số tiền để sinh sống tốt hơn sau này hoặc để thủ tục ly hôn được thoả thuận nhanh chóng hơn.Tại Toà án, nếu hai bên có sự thoả thuận, trong đó có quy định về việc một bên đưa cho bên còn lại một khoản tiền thì Toà cũng sẽ công nhận sự thoả thuận giữa các bên và giải quyết thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng hơn.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đều không có quy định về tuổi thanh xuân và đền bù tuổi thanh xuân nên không có căn cứ và cơ sơ pháp luật để giải quyết. Ngoài ra pháp luật cũng không có quy định về trường hợp khi ly hôn người chồng phải có nghĩa vụ bồi thường cho người vợ. 

Tuy nhiên, khi ly hôn vợ, chồng có thỏa thuận về việc chia tài sản, lúc này nếu vợ chồng có thỏa thuận về mức bồi thường tuổi thanh xuân thì tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và chấp nhận tính hợp pháp của thỏa thuận này.

Nếu cả vợ và chồng không thỏa thuận được về việc chia tài sản thì Tòa án sẽ chia đôi tài sản theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong việc tạo lập cuộc sống mới khi giải quyết ly hôn tòa án sẽ tính toán đến công sức đóng góp, duy trì cuộc sống hôn nhân, lỗi của các bên để chia tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các  yếu tố sau:

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Công sức đóng góp của vợ chồng;

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp đề các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Căn cứ vào các quy định pháp luật trên không có đủ cơ sở để “đòi bồi thường tuổi thanh xuân”, nhưng khi yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn, người có yêu cầu có thể cung cấp những chứng cứ chứng minh việc bên còn lại không chung thủy, không quan tâm chăm sóc con hoặc các chứng cứ chứng minh mình là người có công sức đóng góp nhiều hơn vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung của vợ chồng để yêu cầu tòa xem xét, quyết định phân chia tài sản, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình và các con.

Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn như thế nào?
Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn như thế nào?

Có bắt buộc phải đền bù khoản tiền tổn thất tuổi thanh xuân khi ly hôn không?

Như đã trình bày ở trên, hiện pháp luật không có bất cứ quy định nào về đền bù tổn thất tuổi thanh xuân. Bên cạnh đó, xét về mặt nguyên tắc, để được bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự thì phải đáp ứng 3 điều kiện sau mới được bồi thường:

  • Có hành vi trái pháp luật
  • Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại trên thực tế.

Việc hai vợ chồng lấy nhau là hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng nên không thể nói việc lấy chồng hay lấy vợ là trái pháp luật dẫn đến tổn thất tuổi thanh xuân. Điều này không hợp lý cả về mặt luật pháp lẫn trên thực tế. Không chỉ vậy, nếu xét lấy chồng/ vợ là tổn thất tuổi thanh xuân thì người còn lại cũng mất một khoảng thời gian như vậy. Cả hai người cùng dành một khoảng thời gian để chung sống bên cạnh nhau nên không thể nói một người bị tổn thất tuổi thanh xuân còn người còn lại không được. 

Như vậy, việc đền bù tiền tổn thất tuổi thanh xuân theo quy định của pháp luật là không có. Nếu hai bên không có thoả thuận thì toà sẽ không giải quyết việc này. Trong trường hợp hai bên có thoả thuận thì toà sẽ công nhận mức đền bù tổn thất tinh thần này. Và vì đây là sự thoả thuận của hai bên nên Toà cũng sẽ không ấn định mức đền bù cụ thể mà sẽ công nhận sự thoả thuận các bên, không có giới hạn. 

Có được bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn không?

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn, trong có có điều kiện về sự tự nguyện:

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Việc kết hôn là do hai bên nam và nữ tự nguyện quyết định, không có sự ép buộc, lừa dối kết hôn, và phải đảm bảo theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

Xét về quyền yêu cầu ly hôn theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì đó cũng là quyền của mỗi bên thực hiện theo ý chí tự nguyện của họ.

Pháp luật cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên vợ chồng sau khi ly hôn.

Tuy nhiên không có quy định về vấn đề bồi thường tuổi thanh xuân sau khi ly hôn.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án giải quyết về:

  • Nhân thân – chấm dứt quan hệ hôn nhân;
  • Chia tài sản chung của vợ chồng, giải quyết nợ chung (nếu có);
  • Giải quyết vấn đề nuôi con chung.

Trong trường hợp vợ chồng có tài sản chung hoặc một bên có công sức đóng góp vào tài sản của vợ/chồng mình hoặc tài sản chung của gia đình thì có quyền yêu cầu chia tài sản chung hoặc chia phần tài sản tương ứng với công sức đóng góp của mình vào khối tài sản đó.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Luật bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: xin xác nhận độc thân, tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ ly hôn đơn phương, thủ tục ly hôn… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:
Vợ, chồng hoặc cả hai đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha mẹ và người thân khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một trong hai vợ chồng, do bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác, không thể nhận thức và kiểm soát hành vi của mình, và cũng là đối tác hợp pháp. nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ chồng gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của họ.

Điều kiện ly hôn đơn phương?

Vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình
Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ, khiến hôn nhân rơi vào tình trạng nghiêm trọng thì cuộc sống chung không thể kéo dài;
Vợ hoặc chồng được Tòa án tuyên bố mất tích;
Khi một người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác và cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình do người kia gây ra.

Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn tại phiên tòa sơ thẩm.
Trong trường hợp đồng ý ly hôn thuận tình.
Nếu cặp vợ chồng đồng ý ly hôn, họ có thể đồng ý đến Tòa án nơi vợ hoặc chồng cư trú để làm thủ tục.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương
Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, công tác có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp hôn nhân, gia đình. Do đó, trong trường hợp ly hôn đơn phương, Tòa án nơi giải quyết có thẩm quyền sẽ là nơi bị đơn cư trú và làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.