Luật biển Việt Nam 2012
Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam 2012 sẽ chính thức có hiệu lực – điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền biển đảo hiện nay. Luật là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo; nhưng để đưa luật vào cuộc sống thì cần có cơ chế thực thi phù hợp.Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống. Dưới đây là toàn bộ nội dung văn bản được cập nhật bởi Luật sư X. Mời bạn xem trước và tải xuống.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 18/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng | |
Ngày ban hành: | 21/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 | |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 481 đến số 482 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Ngày 01/01/2013, Luật Biển Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực – điều mà nhiều người dân Việt Nam mong đợi trước bối cảnh chủ quyền biển đảo hiện nay.
Đây là khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Luật quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế…, khẳng định Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; đề cập toàn diện đến chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền khác.
Theo đó, mọi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia của Việt Nam. Phân định quy chế pháp lý cho từng vùng biển, những quyền và nghĩa vụ của tàu nước ngoài, từ đó áp dụng các biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi chủ thể không được đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam; gây ô nhiễm môi trường; cướp biển và các hoạt động trái phép khác. Việt Nam có quyền thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn hàng hải…
Luật Biển Việt Nam 2012 là tiền đề, hành lang pháp lý quan trọng nhưng để đưa luật vào cuộc sống thì cần có cơ chế thực thi phù hợp.
Xem trước và tải xuống Luật biển Việt Nam 2012
Có thể bạn quan tâm
- Luật Thống kê sửa đổi 2021 do Quốc hội ban hành ngày 12/11/2021
- Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Lý lịch tư pháp
- Luật Bảo vệ môi trường 2020
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Luật Biển Việt Nam 2012. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
+ Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
+ Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
+ Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
+ Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;
+ Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
+ Phòng, chống tội phạm trên biển;
+ Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển