Bảo hộ thương hiệu là một thủ tục hành chính đề nghị để Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu. Khi tiến hành việc bảo hộ thương hiệu cần tuân thủ những quy định gì? Thủ tục thực hiện ra sao? Thấy được vấn đề mà nhiều người vướng mắc, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật bảo hộ thương hiệu, tư vấn chi tiết về hồ sơ, quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều thật bổ ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019
Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, cá nhân khi kinh doanh. Đăng ký thương hiệu độc quyền là phương án tốt nhất để bảo vệ thương hiệu và phục vụ cho nhiều hoạt động kinh doanh của công việc.
Một thương hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền sẽ giúp ích rất nhiều cho công ty, bởi:
– Khẳng định quyền sở hữu đối với thương hiệu, tránh việc đơn vị khác sử dụng thương hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của đơn vị mình đang sử dụng;
– Được pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi đối với thương hiệu;
– Phòng, tránh hành vi xâm phạm thương hiệu;
– Được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu thương hiệu;
– Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm;
– Là công cụ truyền thông hiệu quả, tạo sự chuyên nghiệp, tăng uy tín thương hiệu đối với các đối tác, đại lý và khách hàng.
Những việc cần làm trước khi nộp đơn đăng ký thương hiệu.
1. Chuẩn bị thương hiệu cần bảo hộ
– Thương hiệu cần đăng ký bảo hộ nên thiết kế thẩm mỹ, tinh tế và gây ấn tượng cũng như truyền tải được nội dung của doanh nghiệp đến khách hàng;
– Thương hiệu hàng hóa không được trùng hoặc có dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với các thương hiệu đã có quyết định hợp lệ hoặc đã được cấp Văn bằng bảo hộ;
– In mẫu thương hiệu cần bảo hộ độc quyền có kích thước 80 x 80 mm để nộp kèm theo đơn.
2. Tra cứu khả năng bảo hộ của thương hiệu
Tra cứu thương hiệu bước đầu giúp xác định được khả năng được bảo hộ của thương hiệu, kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các thương hiệu đã được bảo hộ trước đó hay không để có những sửa đổi, bổ sung hợp lý, tránh trường hợp khi nộp đơn đăng ký lại bị thông báo từ chối.
Đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng nên thực hiện trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu.
3. Xác định loại thương hiệu cần bảo hộ
Hiện nay, có 4 loại thương hiệu phổ biến được bảo hộ gồm: thương hiệu thông thường (được sử dụng nhiều nhất dùng cho doanh nghiệp, cá nhân); thương hiệu tập thể; thương hiệu liên kết và thương hiệu chứng nhận.
4. Phân nhóm hàng hóa/dịch vụ
Sản phẩm (gồm: hàng hóa, dịch vụ) mang thương hiệu cần phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Ni-xơ. Bảng phân loại Ni-xơ được chia thành 45 nhóm, có 34 nhóm dành cho hàng hóa và 11 nhóm dành cho dịch vụ.
Trường hợp không phân nhóm thì Cục Sở hữu trí tuệ cử chuyên viên phân nhóm và sẽ phát sinh thêm phí phát sinh.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu năm 2022 gồm những gì?
– Mẫu thương hiệu cần bảo hộ (05 mẫu) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu;
– Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (02 bản)
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp (01 bản);
– Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (01 bản);
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu thụ hưởng từ người khác (01 bản);
– Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện (01 bản);
– Trường hợp là thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận thì cần có thêm các tài liệu sau:
+ Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể/thương hiệu chứng nhận;
+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng/đặc thù của sản phẩm mang thương hiệu (nếu là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm (nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 01 bộ.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ thương hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ khiến thương hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Để tránh được những rủi ro không đáng có, hãy sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi. Luật sư 247 với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cam kết sẽ đem lại sự hài lòng cho quý khách hàng
Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu của Luật sư 247 chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ của chúng tôi
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu của chúng tôi dưới đây nhé
Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ thương hiệu
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định pháp luật bảo hộ thương hiệu hiện hành hiện nay”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) có trụ sở chính ở Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để xin cấp văn bằng bảo hộ.
Ngoài ra, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu online trên cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ theo đường dẫn: http://dvctt.noip.gov.vn
Hồ sơ tự nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm:
Tờ khai đăng ký bảo hộ thương hiệu: gồm 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn.
Mẫu thương hiệu: Mẫu thương hiệu nộp theo đơn: 09 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng.
Các tài liệu khác (nếu có).
Thương hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi:
Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với thương hiệu (nhãn hiệu) của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi.
Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.
Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).