Chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần Luật sư giải đáp; con gái tôi năm nay 02 tuổi, cháu bé bị khuyết tật ở chân; vì lý do công việc nên vợ chồng tôi không có nhiều thời gian trông cháu. Do đó, tôi và chồng đã bàn bạc và quyết định gửi cháu đến lớp giữ trẻ tại nhà trong khoảng thời gian hai vợ chồng đi làm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tôi chưa hiểu rõ quy định của pháp về vấn đề này. Liệu rằng lớp giữ trẻ tại nhà có được giữ trẻ khuyết tật không? Hay chúng tôi bắt buộc phải đăng ký học cho con tại trường công lập? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi cau hỏi về cho chúng tôi. Sau đây, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT
Nội dung tư vấn
Quy định về tổ chức của nhóm trẻ độc lập
Cụ thể, Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về tổ chức của nhóm trẻ độc lập (lớp giữ trẻ tại nhà) như sau:
Đối với nhóm trẻ độc lập có quy mô tối đa 07 trẻ
– Trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ có độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.
– Một người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tối đa 02 trẻ em từ 03 – 12 tháng tuổi hoặc tối đa 03 trẻ em từ 12 – 36 tháng tuổi.
– Mỗi nhóm trẻ có không quá 01 trẻ em khuyết tật (Nội dung mới bổ sung).
Đối với nhóm trẻ độc lập có quy mô trên 07 trẻ
– Trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
+ Nhóm trẻ từ 03 – 12 tháng tuổi: 12 trẻ em;
+ Nhóm trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
+ Nhóm trẻ từ 25 – 36 tháng tuổi: 25 trẻ em.
– Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a, b khoản 1 của Điều 14 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ em hoặc lớp mầm non ghép có không quá 22 trẻ em.
– Mỗi nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo có không quá 01 trẻ em khuyết tật học hòa nhập (Nội dung mới bổ sung).
– Những nơi không đủ số trẻ để bố trí theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo quy định tại khoản 1 của Điều này thì định mức giáo viên mầm non sẽ tính trên số trẻ bình quân theo từng độ tuổi của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, cụ thể:
+ Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 03 trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi hoặc 08 trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi hoặc 10 trẻ từ 25 – 36 tháng tuổi.
+ Đối với lớp mẫu giáo: 01 giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục 11 trẻ từ 3 – 4 tuổi hoặc 14 trẻ từ 4 – 5 tuổi hoặc 16 trẻ từ 5 – 6 tuổi.
– Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có tối thiểu 02 giáo viên.
– Tổng số trẻ em trong một cơ sở giáo dục mầm non độc lập không quá 70 trẻ em.
(Hiện nay quy định tổng số trẻ em trong một cơ sở giáo dục mầm non độc lập không quá 50 trẻ em)
Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/02/2022.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT; nhiệm vụ quyền hạn của cơ sở giáo dục mầm non độc lập được quy định cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non; góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc; giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.
- Bảo đảm việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của trẻ em.
- Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên; người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ em.
- Quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em khuyết tật (nếu có).
- Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Hồ sơ phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non độc lập gồm:
– Đơn xin học của cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em; Giấy khai sinh;
– Sổ quản lý trẻ em;
– Sổ kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
– Sổ tính khẩu phần ăn của trẻ;
– Sổ quản lý giáo viên, nhân viên;
– Sổ quản lý tài sản, tài chính;
– Sổ hoạt động chuyên môn.
- Hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương; cơ sở giáo dục mầm non độc lập và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Sư X về “Lớp giữ trẻ tại nhà có được giữ trẻ khuyết tật không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT; Cơ cấu, tổ chức nhóm trẻ độc lập quy mô trên 07 trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập bao gồm: chủ cơ sở; quản lý chuyên môn; giáo viên, nhân viên (nếu có) và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 49/2021/TT_BGDĐT; Chủ cơ sở là cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Chủ cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
– Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Phẩm chất, đạo đức tốt;
– Dưới 65 tuổi;
– Sức khỏe tốt;
– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.