Hiện nay, rất nhiều trường hợp phương tiện tham gia giao thông không có gương chiếu hậu. Nếu người điều khiển vi phạm lỗi không gương chiếu hậu xe máy sẽ bị công an bắt và phạt hành chính. Mức xử phạt lỗi xe không gương như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Tại sao cần trang bị gương chiếu hậu cho xe?
Gương chiếu hậu là bộ phận được trang bị trên xe dùng để quan sát phía sau. Với kính chiếu hậu, bạn có thể dễ dàng quan sát được các phương tiện di chuyển hai bên tránh được những tai nạn bất ngờ. Có đầy đủ gương chiếu hậu và các trang thiết bị cho xe là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới được quy định tại Luật Giao Thông Đường Bộ năm 2008.
Trong quá trình chuyển hướng, rẽ trái hay rẽ phải, nhờ có gương chiếu hậu, người điều khiển phương tiện không cần quay đầu sang trái hay sang phải để quan sát để đảm bảo an toàn cho mình và những người đang tham gia giao thông. Bên cạnh đó nhờ gương chiếu hậu, bạn cũng có thể tránh được những tình huống trộm cướp khi di chuyển trên đường.
Lỗi xe không gương mức xử phạt như thế nào?
Xe ô tô, xe máy không đầy đủ gương chiếu hậu khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị Định 100/2009/NĐ-CP
Đối với xe ô tô.
Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16 của Luật Giao Thông Đường Bộ, lỗi không gương phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với những người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô không có gương chiếu hậu. Hiện tại mức phạt lỗi không gương này với xe ô tô vẫn giữ nguyên so với năm 2020.
Ngoài ra, theo Điểm a, Khoản 7, Điều 16 của Luật Giao Thông Đường Bộ quy định người điều khiển xe phải lắp gương chiếu hậu đầy đủ.
Người điều khiển xe ô tô vi phạm lỗi không gương sẽ bị lập biên bản và nộp phạt tại Kho Bạc nhà nước.
Đối với xe mô tô, xe gắn máy.
Nghị Định 100/2009/NĐ-CP quy định xử phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có gương nhưng không có tác dụng
Mức phạt không gương đối với xe máy là từ 100.000 đến 200.000 đồng. Đây là mức phạt cao hơn so với mức phạt cũ là 80.000 đến 100.000 đồng.
Người điều khiển xe máy nếu không có gương bên phải sẽ không bị phạt.
Với lỗi không gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không cần phải đến Kho Bạc nhà nước để nộp phạt. Người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người nộp phạt.
Lỗi không gương có bị giữ xe không?
Theo Nghị Định 100/2009/NĐ-CP, lỗi không gương sẽ không bị giữ xe mà chỉ bị phạt tiền. Đồng thời không bị áp dụng những hình thức xử phạt khác: Tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe,… Nhưng trong một số trường hợp, CSGT vẫn có quyền tạm giữ xe với lỗi không gương vì lý do khác. Trường hợp tạm giữ xe thường là CSGT nghi ngờ phương tiện bạn đang điều khiển vi phạm và lập biên bản tạm giữ để xác minh thêm. Vì vậy các bạn hãy trang bị cho mình kiến thức tốt để có cách xử lý phù hợp nếu gặp lỗi không gương khi tham gia giao thông.
Có đủ gương, xe máy vẫn có thể bị phạt.
Đó là trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không cố tác dụng.
Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.
Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.
Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…
Cách tốt nhất để không bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng là giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.
Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và các phương tiện giao thông khác.
Trường hợp sử dụng biển số giả khi tham gia giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về việc sử dụng biển số giả khi tham gia giao thông bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
c) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
d) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).”
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ trường hợp xe ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.”
Như vậy, đối với trường hợp người điều khiển xe máy sử dụng biển số giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, căn cứ theo quy định trên. Đồng thời còn bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Lỗi xe không gương mức xử phạt như thế nào năm 2022“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, Tra cứu mã số thuế cá nhân, thủ tục giải thể công ty, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Với lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.
Nhưng người điều khiển ô tô phạm lỗi này sẽ bị lập biên bản và phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
“d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại Điểm e Khoản này;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hom 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).”
Và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;…”
Đối chiếu các quy định trên, xe đạp điện không có gương khi tham gia giao thông không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy bạn cần đem theo tất cả các giấy tờ cần thiết sau đây:
– Giấy phép lái xe
– Giấy đăng ký xe
– Bảo hiểm xe cơ giới
– Chứng minh thư nhân dân