Điều khiển xe máy, ô tô chạy quá tốc độ là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật giao thông đường bộ, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Với ô tô và xe máy thì tốc độ chạy xe lớn nhất là bao nhiêu? Lỗi phạt quá tốc độ là bao nhiêu? tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Chạy xe quá tốc độ được hiểu là như thế nào?
Chạy quá tốc độ là lỗi phổ biến mà người tham gia điều khiển phương tiện thường gặp phải. Tốc độ giới hạn được xác định để các tài xế điều khiển phương tiện ở tốc độ hợp lý; phù hợp với điều kiện giao thông, đủ khả năng xử lý nếu có gì bất thường xảy ra.
Vượt quá tốc độ đồng nghĩa việc bạn làm giảm khả năng phản ứng trước những tình huống đột ngột. Điều này thậm chí làm tăng nguy cơ thương vong của bản thân và những người tham gia giao thông.
Quy định về tốc độ xe khi tham gia giao thông đường bộ như thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ quy định về tốc độ xe trên đường.
Quy định giới hạn tốc độ tối đa của các phương tiện được quy định như sau:
Loại phương tiện | Tốc độ tối đa |
Xe máy | |
Xe máy chuyên dùng Xe máy (kể cả xe máy điện) Các loại xe tương tự | 40 km/h |
Xe ô tô trên đường một chiều có từ 02 làn xe trở lên | |
Ô tô con Ô tô dưới 30 chỗ trừ xe buýt | 90 km/h |
Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt) Ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn | 80 km/h |
Xe buýt Ô tô đầu kéo Xe mô tô | 70 km/h |
Ô tô kéo rơ moóc; | 60 km/h |
Tất cả các loại phương tiện | |
Trên đường cao tốc | 120 km/h |
Lỗi phạt quá tốc độ là bao nhiêu?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định như sau:
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô.
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy.
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Chạy quá tốc độ có bị giữ bằng không?
Theo Điểm c Khoản 1 và Khoản 6 Điều 125 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe, … có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”
Theo đó, để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt đúng theo quy định, Cảnh sát giao thông có thẩm quyền tạm giữ giấy phép lái xe. Khi nộp phạt xong tại Kho bạc Nhà nước ;hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định thì sẽ được trả lại giấy phép lái xe.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Quy định về tốc độ xe khi tham gia giao thông đường bộ như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, đăng ký bảo hộ thương hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có những trường hợp được chạy quá tốc độ như đưa người bị thương đến bệnh viện trong tình trạng nguy cấp, đuổi theo kẻ cướp,…
Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h là một hành vi vi phạm rất nguy hiểm cho nên mức phạt chạy quá tốc độ trong trường hợp này được quy định tại điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP là từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Người điều khiển phương tiện trong trường hợp này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Mức phạt chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h đối với người điều khiển xe theo quy định tại điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, việc vi phạm quy định này còn dẫn đến việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.