Dây an toàn trên xe ô tô là một bộ phận có thiết kế rất đơn giản và gọn nhẹ nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi lẽ việc thắt dây an toàn là biện pháp góp phần làm giảm thiệt hại về người tốt nhất khi có tai nạn xảy ra. Vậy lỗi không thắt dây an toàn xe ô tô bị xử phạt như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn đọc, Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Quy định về thắt dây an toàn trên xe ô tô
Tất cả những bộ phận được lắp đặt trên xe ô tô đều có chức năng riêng của nó, dây an toàn cũng không ngoại lệ.
Đặc biệt, pháp luật an toàn giao thông hiện hành cũng dành riêng quy định về vấn đề này.
Theo đó, Khoản 2 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
Điều 9. Quy tắc chung
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Pháp luật quy định người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước phải thắt dây an toàn khi xe đang di chuyển trên đường.
Vậy người ngồi ghế sau có xe ô tô có bắt buộc phải thắt dây an toàn hay không?
Đối với vấn đề này thì tại Khoản 7 Điều 80 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định:
7. Việc áp dụng quy định tại Điểm k, Điểm l Khoản 1 Điều 5 Nghị định này để xử phạt đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô trong trường hợp người được chở ở hàng ghế phía sau trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Việc thắt dây an toàn khi lái xe ô tô đối với người điều khiển và đối với cả người ngồi trên ô tô (tại ví trí có trang bị dây an toàn) là điều bắt buộc.
Nếu không thực hiện thì sẽ bị lực lượng chức năng áp dụng các biện pháp chế tài.
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, người được chở ở hàng ghế phía sau xe ô tô không thắt dây an toàn thì việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính như người ngồi ở hàng ghế phía trước.
Lỗi không thắt dây an toàn xe ô tô bị xử phạt như thế nào?
Lỗi không thắt dây an toàn phạt bao nhiêu tiền? được quy định tại điểm p, q khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
“ Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…] p) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;
q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;”
Theo quy định trên, người điều khiển xe ô tô sẽ bị xử phạt với hành vi không thắt dây an toàn khi xe đang chạy trên đường thuộc một trong hai trường hợp:
– Không thắt dây an toàn;
– Chở người trên xe mà người đó không thắt dây an toàn tại vị trí được trang bị dây an toàn.
Mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Như vậy, nếu như người điều khiển xe vừa không thắt dây an toàn vừa chở hành khách không thắt dây an toàn thì sẽ phạm đồng thời 2 lỗi và sẽ tuân theo nguyên tắc xử phạt của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
Mặt khác, tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.”
Như vậy, pháp luật quy định xử phạt lỗi không thắt dây toàn đối với cả tài xế và cả chính người ngồi trên xe khi có hành vi vi phạm. Mức phạt đối với tài xế cao hơn so với hành khách. Bởi vì tài xế là người điều khiển xe và quyết định đến tính mạng của những người khác.
Không thắc dây an toàn có bị tước bằng lái xe không?
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”
Do đó, khi người điều khiển xe ô tô hay có thắt dây an toàn nhưng lại chở khách không thắt dây thì chỉ bị xử phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng mà không bị tước giấy phép lái xe
Bảo hiểm xe ô tô là gì?
Bảo hiểm xe ô tô là một loại bảo hiểm do chính chủ xe ô tô và nhà cung cấp bảo hiểm giao kết với nhau, nhằm giải quyết về mặt chi phí thiệt hại trong các trường hợp rủi ro có thể phát sinh trong quá trình tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện. Loại bảo hiểm này thường tích hợp nhiều kiểu hình bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm về con người, bảo hiểm về tải sản, bảo hiểm về hàng hóa vận chuyển có liên quan đến xe ô tô đó,…
Khi chủ xe ô tô mua bảo hiểm, trong thời hạn được ghi nhận trong bảo hiểm, bên bán bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường tất cả những rủi ro phát sinh tương ứng với quy định hoặc cam kết giữa hai bên. Có thể nói, bảo hiểm xe ô tô là sản phẩm bảo hiểm nhằm bảo vệ về mặt tài chính cho chủ xe trong trường hợp không may xảy ra tai nạn giao thông gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Lỗi không có, không mang giấy bảo hiểm đối với xe ô tô
- Lỗi không đặt biển báo hiệu nguy hiểm khi đỗ xe trên cao tốc của xe ô tô
- Rải đinh gây nguy hiểm khi tham gia giao thông bị phạt thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Lỗi không thắt dây an toàn xe ô tô bị xử phạt như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; hành vi đi sai làn sẽ bị phạt tiền như sau:
Đối với xe máy: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu đi không đúng phần đường, làn đường quy định dành cho xe máy.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 460.000 đồng nếu chuyển làn đường không đúng nơi cho phép.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu đi không đúng phần đường hoặc làn đường.