Hiện nay; hình thức kinh doanh đa cấp là vô cùng phổ biến; những lợi ích to lớn từ việc tham gia kinh doanh đa cấp đã được tung hô rất nhiều từ việc có tiền hoa hồng nhiều mà việc nhàn; rồi đến mua nhà; mua xe ô tô;… Vậy hành vi lôi kéo người khác tham gia kinh doanh đa cấp có phạm pháp không? Nếu nó là hành vi phạm pháp thì bị xử lý như thế nào theo quy định?
Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết: Lôi kéo người khác tham gia kinh doanh đa cấp, có phạm pháp?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Lôi kéo người khác tham gia kinh doanh đa cấp, có phạm pháp?
Tham gia kinh doanh đa cấp không phạm pháp
Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP; đã đưa ra định nghĩa về kinh doanh đa cấp; từ đó ta rút ra việc kinh doanh đa cấp không phạm pháp như sau:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp; nhiều nhánh khác nhau;
- Người tham gia được hưởng tiền hoa hồng; tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.
- Những hàng hóa không được kinh doanh đa cấp: Hàng hóa là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm; Sản phẩm nội dung thông tin số.
Lôi kéo người khác tham gia kinh doanh đa cấp có phạm pháp
Căn cứ Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP; có thể thấy các dấu hiệu cơ bản để nhận biết hành vi bán hàng đa cấp phạm pháp; bao gồm:
- Người bán hàng thường yêu cầu người tham gia đặt cọc và phải mua lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền; để tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- Cho hưởng lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới;
- Thông tin sai lệch về lợi ích tham gia mạng lưới và hàng hóa để dụ dỗ người khác bán hàng đa cấp; thông tin sai về công dụng, chức năng sản phẩm;
- Lợi nhuận không phát sinh từ việc bán hàng mà chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia;
- Khuyến khích, dạy người khác tuyển người bằng việc hứa trả tiền thưởng;
- Không quan tâm tới hàng hóa; hàng hóa chỉ để tượng trưng; không có giá trị sử dụng và khó tìm thấy để so sánh trên thị trường;
- Buộc và hối thúc người tham gia mua hàng; mặc dù biết không bán được hàng gây rối người tiêu dùng.
Xử phạt hành vi lôi kéo người khác tham gia kinh doanh đa cấp có phạm pháp
Xử phạt hành chính
Khi thực hiện 1 trong các hành vi lôi kéo người khác tham gia kinh doanh đa cấp phạm pháp như:
- Lôi kéo, dụ dỗ; mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khuyến khích, yêu cầu, lôi kéo; dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- …
Căn cứ Khoản 3 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; người thực hiện một trong các hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra; người tham gia bán hàng đa cấp; còn có thể bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh doanh đa cấp có trái pháp luật không?
- Dấu hiệu nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính và tác động tiêu cực
Xử lý hình sự
Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì tùy vào tính chất; mức độ của hành vi; người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp; theo quy định tại Điều 217 Bộ luật hình sự (sửa đổi; bổ sung năm 2017) hoặc Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự (sửa đổi; bổ sung năm 2017).
Đối với tội Vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp; tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi; người có hành vi vi phạm có thể bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
- Ngoài ra; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi; người có hành vi vi phạm có thể bị phạt như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc
- Phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Ngoài ra; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lôi kéo người khác tham gia kinh doanh đa cấp, có phạm pháp?“.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm đ khoản 2 điều 28 Nghị định 40/2018/NĐ-CP; cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức không được tham gia bán hàng đa cấp.
Điểm c khoản 1 điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.
Căn cứ Khoản 3 Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; người thực hiện một trong các hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
– Yêu cầu đặt cọc; nộp một khoản tiền hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
– Cung cấp thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn về kế hoạch trả thưởng; quy tắc hoạt động, lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng; công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;