Khi nào quay đầu xe sẽ bị phạt?

17/03/2022
536
Views

Quay đầu xe khi tham gia giao thông đường bộ cũng cần tuân thủ đúng luật. Theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ, trường hợp nào quay đầu xe sẽ bị xử phạt? Quay đầu xe ở nơi không có biển báo cấm quay đầu có bị xử phạt không? Mức phạt đối với từng loại xe là bao nhiêu? Để có thể giải đáp các câu hỏi trên, Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Khi nào quay đầu xe sẽ bị phạt?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về việc cấm quay đầu xe

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 mới do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành (có hiệu lực từ 1-7-2020); trong đó quy định chi tiết về việc cấm rẽ trái, phải và cấm quay đầu xe. Người điều khiển xe phải chấp hành theo quy định của biển báo hiệu.

Có phải từ năm 2022 tăng tiền phạt với lỗi vi phạm cấm rẽ phải?

Cụ thể: Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau phải đặt biển cấm rẽ trái; hoặc cấm rẽ phải; biển không có giá trị cấm quay đầu xe. Như vậy, với biển báo 123a, 123b, chỉ cấm các phương tiện được rẽ trái, rẽ phải tại vị trí đặt biển báo nhưng có thể quay đầu.

Với biển cấm rẽ trái dành riêng cho ôtô (P103c) tại Quy chuẩn 41:2019 cũng không tồn tại khái niệm “cấm ôtô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu”.

Đối với việc cấm quay đầu xe, quy chuẩn quy định các biển báo cụ thể:

Cấm rẽ trái và quay đầu xe; cấm rẽ phải và quay đầu xe; cấm ôtô rẽ trái và quay đầu xe; và cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe.

Trong đó, biển 124a cấm tất cả các phương tiện quay đầu; biển 124b cấm ôtô quay đầu; biển 124c cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu; biển 124d cấm tất cả các phương tiện rẽ phải và quay đầu; biển 124e cấm ôtô rẽ trái và quay đầu; biển 124f cấm ôtô rẽ phải và quay đầu.

Khi nào quay đầu xe sẽ bị phạt?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tùy vào loại phương tiện điều khiển; và từng trường hợp cụ thể mà quay đầu xe sai quy định sẽ bị xử phạt như sau:

Điều khiển ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô

– Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; theo điểm i khoản 2 điều 5.

– Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt (trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; theo điểm k khoản 2 điều 5.

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe” sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng; theo điểm k khoản 3 điều 5.

– Quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng; theo khoản 6 điều 47.

– Quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; theo điểm đ khoản 4 điều 5.

Căn cứ điểm b khoản 11 điều 5; ngoài việc bị phạt tiền nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ một tháng đến 3 tháng.

– Quay đầu xe trong hầm đường bộ sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến 2 triệu đồng, theo điểm i khoản 4 điều 5.

– Quay đầu xe trên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng; theo điểm b khoản 6 điều 5.

– Quay đầu xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng; theo điểm a khoản 7 điều 5.

Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng; hoặc 3 đến 6 tháng.

Điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy

– Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; theo điểm p khoản 1 điều 6.

– Quay đầu xe trong hầm đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến một triệu đồng; theo điểm d khoản 4 điều 6.

– Quay đầu xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; theo điểm b khoản 7 điều 6.

Căn cứ điểm c khoản 10 điều 6; ngoài việc bị phạt tiền nêu trên còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

– Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt (trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe) sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng; theo điểm a khoản 2 điều 7.

– Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe” sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng; theo điểm g khoản 4 điều 7.

– Quay đầu xe trong phạm vi an toàn đường ngang, cầu chung sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng; theo khoản 6 điều 47.

– Quay đầu xe trong hầm đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; theo điểm a khoản 5 điều 7.

– Quay đầu xe trên đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng; theo điểm a khoản 6 điều 7.

– Quay đầu xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng; theo điểm a khoản 7 điều 7.

Ngoài bị phạt tiền nêu trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.

Điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác

– Quay đầu xe trong hầm đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng; theo điểm e khoản 1 điều 8.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Khi nào quay đầu xe sẽ bị phạt?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi thì có quyền điều khiển xe máy trên 50 cm3?

Công dân từ đủ 18 tuổi phải đăng kí và tham gia kì thi bằng lái xe. Khi có bằng rồi thì có thể điều khiển xe máy trên 50 cm3.

Xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Vì tốc độ của xe đạp điện cũng tương đương xe máy nên chúng ta phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân. Do đó dù đi xe đạp điện thì vẫn phải đội mũ bảo hiểm.

Không mang Giấy phép lái xe (GPLX) có bị tạm giữ phương tiện không?

Khi không mang giấy phép lái xe, cảnh sát giáo thông có quyền tạm giữ phương tiện của bạn (Theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Cụ thể, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái tại thời điểm kiểm tra thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có GPLX và tạm giữ phương tiện theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.