Trong các tội phạm về chức vụ như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là tội phạm phổ biến nhất. Bởi trong khi làm nhiệm vụ, công vụ, người có chức vụ, quyền hạn dễ dàng thực hiện hành vi và cũng dễ bị người khác tác động để thực hiện hành vi phạm tội nhất. Xung quanh nội dung này, chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi có liên quan.
Cụ thể có câu hỏi như sau: “Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay có rất nhiều vụ việc liên quan tới việc lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ. Vì vậy tôi muốn hỏi tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ này sẽ bị xử lý như thế nào? Mong được Luật Sư X giải đáp, tôi cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Cấu thành tội phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Các yếu tố cấu thành tội phạm được xác định như sau:
Khách thể của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội; đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Mặt khách quan của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm; và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ; hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ.
Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành; hoặc địa phương. Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Như vậy; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng.
Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản; nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình; hoặc cho người khác mà mình quan tâm.
Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân; hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất.
Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.
Chủ thể của tội phạm tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn.
Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm:
Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn; theo quy định của điều 352 BLHS.
Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn; thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác.
Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu người phạm tội; trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.
Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?
Điều 356, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ bị truy cứu theo các khung phạt sau
Khung 1
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung 3
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung tội lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, hình phạt cao nhất cho tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ là có thể bị phạt tù từ 10-15 năm; bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; và bị phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Dùng căn cước công dân giả để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
- Hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép bị xử lý thế nào?
- Chứa chấp người sử dụng ma túy bị xử phạt theo quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm khi hành vi phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;