Lỗi đi vào đường 1 chiều là bao nhiêu theo quy định năm 2022?

26/07/2022
Mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều là bao nhiêu năm 2022?
920
Views

Hiện nay, đường phố có phần phức tạp vì nhiều làn đường, nhiều biển báo. Nếu không hiểu rõ, đôi khi chúng ta sẽ mất tiền oan vì bị phạt vi phạm luật giao thông. Một trong những lỗi mà mọi người hay mắc phải đó là đi vào đường một chiều. Đường một chiều là loại đường chỉ dành cho phương tiện giao thông di chuyển một chiều, không có chiều thứ hai. Mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Luật giao thông đường bộ 2008

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020

Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Đường một chiều là gì?

Đường một chiều là con đường chỉ được phép lưu thông theo một chiều nhất định. Điều này áp dụng cho tất cả các loại xe. Nếu bạn chẳng may không biết và đi theo chiều cấm, chắc chắn bạn sẽ bị xử phạt theo luật giao thông. Quy định về được một chiều áp dụng cho mọi phương tiện cơ giới ngoại trừ xe ưu tiên.

Vậy thì làm sao để nhận biết được đâu là đường một chiều? Theo quy định của luật giao thông đường bộ cho biết, có những biển báo được đặt để thông báo cho mọi người biết đó là đường một chiều. Và người tham gia giao thông bắt buộc phải nắm được ý nghĩa loại biển báo này.

Cách phân biệt đường một chiều như thế nào?

Thông thường, người tham gia giao thông thường xuyên mắc phải lỗi đi vào đường ngược chiều. Ngoại trừ trường hợp cố ý vi phạm, có rất nhiều người không biết đó là đường một chiều nên vô tình bị CSGT xử phạt. Dưới đây là một số cách bạn nên làm để nhận ra đâu là đường một chiều:

  • Nhìn xung quanh hướng bạn đang lưu thông xem rằng có xe nào đang đi cùng chiều với mình không. Nếu không thì khả năng cao bạn đã đi vào chiều cấm. 
  • Nếu bạn không chắc đó là đường một chiều. Vậy hãy quan sát xung quanh để xem biển báo giao thông trước ngã giao nhau có không nhé.
  • Nếu đoạn đường không có bất kỳ dấu hiệu nào để xác định? Vậy bạn hãy hỏi người dân xung quanh. Dù có chút bất tiện nhưng đây là cách an toàn nhất cho bạn. 
  • Nếu bạn đang điều khiển xe lưu thông là ô tô, tốt nhất bạn nên hỏi người dân trước khi rẽ vào đoạn đường đó. Vì khi bạn đã đi vào đường một chiều và đi ngược với chiều quy định, điều này có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.
Mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều
Mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều

Mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều.

Mức phạt lỗi đi ngược chiều với ô tô.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; (điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. (điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. (điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. (điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi đi ngược chiều với xe máy.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; (điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Lỗi đi vào đường 1 chiều có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Xe đi vào đường 1 chiều bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:

– Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia; mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy; hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm; hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển; hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 260; nếu không được ngăn chặn kịp thời; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Ngoài ra; người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Mức xử phạt lỗi đi vào đường 1 chiều là bao nhiêu năm 2022?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Hợp thức hóa lãnh sự, đăng ký bảo hộ thương hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Thành lập công ty… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào đi vào đường một chiều gây tai nạn chết người nhưng không phải bồi thường?

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi
– Do sự kiện bất khả kháng ( là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.)
– Hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Do đó dù gây tai nạn dẫn đến hậu quả chết người nhưng nếu có căn cứ chứng minh thuộc một trong hai trường hợp nêu trên thì vẫn không phải bồi thường thiệt hại.

Xe đạp điện đi vào đường một chiều xử phạt bao nhiêu?

Theo Điểm c Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
Như vậy trường hợp bạn điều khiển xe đạp điện mà đi ngược chiều thì có thể bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là bao lâu?

Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.