Hiện nay, khi tham gia giao thông, đặc biệt ở những cung đường có nhiều làn xe chạy, không khó để bắt gặp lỗi chuyển làn không có tín hiệu xe máy. Đây là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông rất lớn. Vậy lỗi chuyển làn không có tín hiệu xe máy sẽ bị xử phạt như nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý:
Lỗi chuyển làn không có tín hiệu là gì?
Lỗi chuyển làn không có tín hiệu có thể được hiểu là lỗi xe máy chuyển làn nhưng không bật xi nhan. Hành vi này vi phạm tới quy định cơ bản về sử dụng làn đường trong Luật Giao thông đường bộ 2008 (khoản 1 Điều 13):
“Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.”
Vậy, có thể hiểu, khi chuyển làn đường, người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ chỉ được chuyển làn ở nơi cho phép và phải có tiến hiệu báo trước bằng xi nhan.
Thời điểm bật tín hiệu chuyển làn an toàn nhất
Tín hiệu chuyển làn, hay còn gọi là xi nhan, là một bộ phận quan trọng trên xe máy có chức năng báo hiệu hoặc cảnh báo cho các phương tiện giao thông khác khi chuẩn bị thực hiện một số hành động nhất định.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ cần bật xi nhan trong các trường hợp: Chuyển làn đường; chuyển hướng xe; xin vượt; cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng xe.
Ngoài ra, cục cảnh sát giao thông khuyến nghị người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nên bật xi nhân ở một số trường hợp sau: Đi theo đường cong; Lùi vào ngõ; Đi qua ngã 3 chữ Y.
Theo khuyến nghị của Bộ Giao Thông, để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện nên bật xi – nhan trước khoảng 25-30 mét, sau khi rẽ xong nên duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi – nhan. Làm như vậy, những người xung quanh sẽ biết lúc nào xe sắp đổi hướng, và lúc nào đã đổi hướng xong
Lỗi chuyển làn không có tín hiệu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Lỗi chuyển làm không có tín hiệu xe máy đã được quy định rõ về mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.”
Như vậy, người điều khiển xe máy khi mắc lỗi chuyển làn không có tín hiệu báo trước có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Cá nhân điều khiển phương tiện vi phạm sẽ phải nộp phạt qua hình thức nào?
Khi vi phạm pháp luật giao thông nói chung và vi phạm lỗi chuyển làn không tín hiệu nói riêng, người vi phạm có thể nộp phạt qua các hình thức sau:
- Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích
Như vậy, ngoài hình thức truyền thống là đi đến trực tiếp kho bạc nhà nước để nộp phạt, người dân hiện có thể nộp phạt online thông qua cổng dịch vụ công quốc gia, giúp tiết kiếm đáng kể thời gian và công sức của người dân.
Quá thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2013/TT-BTC quy định nội dung trên:
1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Như vậy, Tiền nộp phạt = Tiền phạt chưa nộp + (Tiền phạt chưa nộp x 0,05% x Số ngày chậm nộp)
Theo đó, số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Có thể bạn quan tâm:
- Lỗi không xi nhan khi rẽ phải bị phạt bao nhiêu?
- Cách xi nhan khi đi qua vòng xuyến năm 2022
- Lỗi không xi nhan có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lỗi chuyển làn không có tín hiệu xe máy”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, thành lập công ty, xác nhận tình trạng độc thân, trích lục hồ sơ nguồn gốc đất …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Đối với xe máy: Hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm i khoản 1 Điều 6).
Đối với ô tô: Lỗi chuyển làn không có tín hiệu đối với ô tô đã được quy định tương đối cụ thể trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển ô tô tham gia giao thông đường bộ nếu chuyển làn đường không có tín hiệu có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm a khoản 2 Điều 5).
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dụng: Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dụng khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Hiện nay, trang web của Cổng Dịch vụ công Quốc Gia (Cổng DVCQG) đã cho phép người dân thực hiện chức năng nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ thuộc thẩm quyền lực lượng Cảnh sát giao thông (gọi tắt là nộp phạt vi phạm giao thông) theo hình thức trực tuyến (online).Như vậy, việc nộp phạt với Lỗi chuyển làn không có tín hiệu có thể được thực hiện thông qua các dịch vụ liên kết với ngân hàng ngay trên máy tính, điện thoại mà không cần phải tốn thời gian đến và chờ đợi tại những cơ quan nhà nước (hoặc bưu điện).
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng; nếu người điều khiển phương tiện chuyển làn đường không đúng quy định; và gây tai nạn giao thông (theo điểm b khoản 7 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).