Logo có một vai trò quan trọng trong việc định hình thương hiệu và sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, logo rất dễ bị đạo nhái bởi các chủ thể khác nếu không được bảo hộ. Để logo được pháp luật bảo hộ chúng ta nên đăng ký logo độc quyền. Vậy, logo độc quyền được đăng ký như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Đăng ký độc quyền logo là gì?
Đăng ký logo độc quyền là một thuật ngữ pháp lý nhằm xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình. Theo cách hiểu đơn giản nhất, đây là quá trình đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, một khi logo cuả bạn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, đồng nghĩa với việc logo đã được pháp luật công nhận và bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm logo như sử dụng dấu hiệu tương tự, dấu hiệu gây nhầm lẫn,…đều bị xử lý theo quy định cuả pháp luật. Ngược lại, nếu bạn không chủ động đăng ký độc quyền, khả năng bị đánh cắp, sử dụng trái phép logo là rất lớn.
Ý nghĩa của đăng ký logo độc quyền
- Việc đăng ký logo là căn cứ để cá nhân/ doanh nghiệp xác lập quyền của mình với logo. Chủ thể sở hữu có toàn quyền sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho…
- Sau khi logo nhận được sự bảo hộ của pháp luật (tức là đã có văn bằng bảo hộ) có thể giảm thiểu tối đa được các hành vi đạo nhái logo, sử dụng logo không xin phép của các đối tượng lợi dụng uy tín của doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đó.
- Lợi ích từ việc đăng ký logo độc quyền còn bao gồm cả tạo những điều kiện thuận lợi cho công tác quảng cáo sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng hơn, tiền đề để tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng từ đó phát triển doanh nghiệp.
- Logo tạo ra được sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau, giúp khách hàng phân biệt được các sản phẩm, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
Nên đăng ký bảo hộ logo theo hình thức nào?
Chủ sở hữu logo có thể bảo hộ logo bằng 1 trong 2 hình thức hoặc đăng ký cả 2 hình thức sau:
Bảo hộ logo dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu:
- Ưu điểm: cơ chế bảo hộ chắc, đảm bảo tối đa quyền lợi và dễ dàng chứng minh quyền sở hữu khi có tranh chấp
- Nhược điểm: thời gian đăng ký lâu theo quy định là 12 tháng nhưng thực tế sẽ lâu hơn, có thể là 18 – 24 tháng, yêu cầu đối với đơn chặt chẽ và cao hơn.
Bảo hộ logo dưới hình thức bản quyền tác giả:
- Ưu điểm: thời gian đăng ký nhanh, yêu cầu đối với đơn dễ hơn.
- Nhược điểm: cơ chế bảo hộ khá lỏng, khi xảy ra tranh chấp thì việc chứng minh quyền sở hữu sẽ phức tạp và khó hơn.
Để đảm bảo quyền lợi tối đa cho chủ sở hữu đối với logo thì chúng tôi khuyến khích nên đăng ký bảo hộ theo hình thức nhãn hiệu để có cơ chế bảo hộ tốt nhất và chắc chắn nhất. Hoặc hoàn toàn có thể bảo hộ theo cả 2 hình thức để bảo vệ trọn vẹn mọi mặt đối với logo.
Cách đăng ký logo độc quyền
Quy trình đăng ký logo độc quyền dưới hình thức nhãn hiệu
Bước 1: Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ
Giống như nhãn hiệu thì logo đăng ký dưới hình thức nhãn hiệu cần phân nhóm hàng hóa, dịch vụ sử dụng logo dựa trên Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa/dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ.
Bước 2: Tra cứu logo
Logo phải không trùng hoặc có dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với các logo, nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó tại Cục Sở hữu trí. Để đánh giá được khả năng bảo hộ của logo cũng như tính phân biệt thì tra cứu logo là việc cực kỳ cần thiết để bước đầu phần nào đánh giá được.
Tra cứu tại website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php – đây là Cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký logo độc quyền
Thành phần hồ sơ đăng ký gồm:
- 05 mẫu logo (kích thước 80mm x 80mm);
- 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp trực tiếp qua tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc qua dịch vụ bưu chính;
- Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện (nếu có)
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký logo độc quyền
Hồ sơ đăng ký nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 5: Thẩm định hình thức
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành kiểm tra về mặt hình thức đối với đơn đăng ký, nếu đơn hợp lệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn và tiến hành công bố, trường hợp đơn không hợp lệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ và thông báo cho người nộp đơn để sửa đổi, bổ sung.
Bước 6: Thẩm định nội dung
Không quá 9 tháng kể từ ngay đơn được công bố, đơn đăng ký logo độc quyền sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện quy định, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản lệ phí theo quy định.
Trường hợp đơn không đáp ứng được các điều kiện bảo hộ về mặt nội dung Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn lý do để sửa đổi, bổ sung cho chính xác.
Bước 7: Công bố đơn đăng ký bảo hộ logo
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có quyết định thì đơn sẽ được đăng công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 8: Nhận giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền
Trường hợp khi thẩm định hồ sơ, hồ sơ đăng ký đặt yêu cầu theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền cho chủ sở hữu
Quy trình đăng ký bản quyền logo dưới hình thức bản quyền tác giả
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký logo
Thành phần hồ sơ đăng ký logo độc quyền gồm:
- 02 mẫu logo cần bảo hộ;
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả theo mẫu số 01 Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT;
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp thông qua đại diện);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ (nếu thụ hưởng của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có đồng tác giả);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký logo độc quyền
Tác giả, chủ sở hữu quyền đối với logo trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hoặc có thể uỷ quyền cho chúng tôi nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội hoặc hoặc văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh va Đà Nẵng.
Bước 3: Xử lý đơn đăng ký
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ quyết định cấp Giấy chứng nhận nếu đơn hợp lệ và người nộp đơn nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phi, lệ phí hoặc từ chối cấp nếu đơn không đáp ứng được các yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền cho người nộp đơn.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247
Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh, dễ biến đổi. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ Logo sẽ khiến logo có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng. Trong khi đó, quy trình đăng ký bảo hộ logo với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ Logo của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:
- Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc đăng ký bảo hộ Logo.
- Tư vấn hình thức đăng ký bảo hộ Logo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
- Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
- Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
- Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).
- Tiếp nhận các loại giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ Logo và bàn giao tới Quý khách hàng.
- Làm khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có).
- Tư vấn xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Logo đã đăng ký (nếu có).
Chi phí đăng ký dịch vụ bảo hộ Logo của Luật sư 247
Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ đăng ký bảo hộ logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của chúng tôi
Video Luật sư 247 giải đáp về đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy trình đăng ký thương hiệu logo năm 2022
- Thủ tục đăng ký logo thương hiệu năm 2022
- Đăng ký nhãn hiệu logo tại Việt Nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Logo độc quyền đăng ký như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu cầu khác như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giấy phép bay flycam, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Văn bằng bảo hộ sẽ có thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu có thể gia hạn nhiều lần khi hết hiệu lực. Tuy nhiên việc gia hạn phải diễn ra trong vòng 6 tháng trước ngày hết hạn bảo hộ. Nếu chậm trễ gia hạn, sẽ phải thực hiện lại quy trình đăng ký của mình.
– Bị người khác sử dụng, làm cho khách hàng nhầm lẫn hàng hóa/dịch vụ của công ty với người đó có chung nguồn gốc, gây thiệt hại về kinh tế và uy tín cho công ty ;
– Do logo chưa được bảo hộ nên việc xử lý các trường hợp xâm phạm là rất khó khăn;
– Tổ chức, cá nhân khác tự ý sử dụng logo, sau đó đi đăng ký độc quyền rồi quay ngược lại không cho phép chủ sở hữu được sử dụng, buộc chủ sở hữu phải huỷ bỏ tất cả những gì có liên quan đến logo như hoá đơn, bao bì sản phẩm, thông tin quảng cáo,… Việc giải quyết tranh chấp để đòi lại quyền là rất khó khăn và tốn kém,…
Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
– Chủ văn bằng không gia hạn hiệu lực khi hết hiệu lực;
– Chủ văn bằng tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu;
– Chủ văn bằng không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký logo phải sử dụng logo bằng các hoạt động đã đăng ký, nếu 5 năm liền không sử dụng logo trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp được sử dụng việc bắt đầu hoặc bắt đầu lại ít nhất 3 tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực thì Văn bằng sẽ bị thu hồi.