Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Ngọc, bản thân tôi là một người rất yêu môi trường. Những năm gần đây môi trường ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng điển hình trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính. Tôi băn khoăn là liệu chính phủ ta có những biện pháp nào để kiểm soát điều đó không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc lộ trình quản lý, loại trừ chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát như nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Lộ trình quản lý, loại trừ chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên. Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Hay hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng nhà kính là cụm từ dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong. Điều này khiến toàn bộ không gian bên trong ấm lên chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất. Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng nhưng hiện nay lượng khí này tăng quá nhiều trong bầu khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính và làm cho Trái Đất nóng lên.
Lộ trình quản lý, loại trừ chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát?
Theo Điều 23 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định lộ trình quản lý, loại trừ chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát:
1. Chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là các chất Hydrofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HFC).
2. Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HFC theo giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2028: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt mức sản xuất cơ sở;
b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2034: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 90% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 90% mức sản xuất cơ sở;
c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2035 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 70% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 70% mức sản xuất cơ sở;
d) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2040 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2044: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 50% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 50% mức sản xuất cơ sở;
đ) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2045: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 20% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 20% mức sản xuất cơ sở.
3. Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC
a) Tổng lượng sản xuất quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HFC được sản xuất trừ (-) lượng các chất HFC được tiêu hủy, quy đổi theo lượng CO2 tương đương;
b) Tổng lượng nhập khẩu quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng các chất HFC nhập khẩu trừ (-) lượng các chất HFC được xuất khẩu, quy đổi theo lượng CO2 tương đương;
c) Tổng lượng tiêu thụ quốc gia các chất HFC được xác định trên cơ sở tổng lượng sản xuất quốc gia các chất HFC cộng (+) tổng lượng nhập khẩu quốc gia các chất HFC quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
4. Mức tiêu thụ và sản xuất cơ sở các chất HFC
a) Mức tiêu thụ cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở mức tiêu thụ trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022 cộng (+) với 65% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này tính theo lượng CO2 tương đương;
b) Mức sản xuất cơ sở các chất HFC được xác định trên cơ sở lượng sản xuất trung bình các chất HFC quy đổi theo lượng CO2 tương đương của các năm 2020, 2021, 2022.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mức sản xuất và tiêu thụ cơ sở các chất HFC của Việt Nam trước ngày 31 tháng 12 năm 2023; định kỳ công bố tổng lượng tiêu thụ quốc gia theo từng giai đoạn quy định tại khoản 2 Điều này.
Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát?
Theo Điều 27 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát, theo đó:
1. Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát phải phù hợp với các cam kết quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; phù hợp với điều kiện thực hiện quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát ở Việt Nam.
2. Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát bao gồm:
a) Đánh giá hiện trạng sử dụng, quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; dự báo xu hướng thay đổi; mục tiêu, lộ trình, chỉ tiêu của kế hoạch;
b) Loại và tổng lượng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo giai đoạn và theo lĩnh vực sử dụng;
c) Biện pháp quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin;
d) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, các bên liên quan trong tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trước ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Lộ trình quản lý, loại trừ chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Những hành vi gây ô nhiễm môi trường xung quanh và mức xử phạt?
- Đơn kiến nghị phản ánh ô nhiễm môi trường năm 2022
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định như sau:
Các khí nhà kính chính là carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O). Các khí có hàm lượng thấp nhưng có tiềm năng cao gây hiệu ứng nhà kính là hydrofluorocarbons (HFCS), perfluorocarbons (PFCS), sulphur hexafluoride (SF6) và nitrogen, trifluoride (NF3).
Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn. Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.
Ngoài ra, sự phát triển chóng mặt của dân số và công nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất.
Trồng nhiều cây xanh: Cây xanh sẽ hấp thự khí CO2 thông qua quá trình quang hợp nên trồng nhiều cây xanh có thể làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển. Từ đó, hiệu ứng nhà kính cũng được giảm đáng kể.
Tiết kiệm điện: Điện năng được sản xuất từ việc sản xuất từ việc đốt các nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch. Quá trình này sẽ sinh ra một lượng lớn CO2 và thải ra môi trường gây ô nhiễm không khí và làm tăng hiệu ứng nhà kính.
Thay đổi phương tiện di chuyển: Khi những phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô… hoạt động sẽ thải ra khí CO2, gây ô nhiễm môi trường, và tăng hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy, việc sử dụng các phương tiện công cộng, đi xe đạp hay đi bộ cũng là một trong những cách để bảo vệ môi trường và Trái đất.
Tuyên truyền: Việc đẩy mạnh các công tác truyền thông trong bảo vệ môi trường sẽ giúp người dân hiểu rõ về hiệu ứng nhà kính. Khi đã hiểu về nguyên nhân và hậu quả mà hiệu ứng nhà kính đem lại, người dân sẽ tự có những hành động để bảo vệ môi trường.