Lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không?

19/08/2022
Lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không?
648
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Người phạm tội là người chưa thành niên là một trong những đối tượng phạm tội đặt biệt của pháp luật Hình sự. Cho nên việc tiến hành các thủ tục tố tụng đối với đối tượng này cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về mặt pháp lý. Vậy theo quy định thì khi lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sđ bs 2021
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH

Thế nào là người chưa thành niên?

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

– Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Quy định về việc tham gia tố tụng của người đại diện người chưa thành niên

Theo quy định tại Ðiều 420 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức như sau:

– Người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

– Người đại diện của người dưới 18 tuổi được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra.

– Những người quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia phiên tòa có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; phát biểu ý kiến, tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.

Lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không?
Lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không?

Lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không?

Theo quy định tại Điều 421 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất là người dưới 18 tuổi như sau:

– Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

– Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ. Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.

– Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

– Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

– Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:

  • Phạm tội có tổ chức;
  • Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
  • Ngăn chặn người khác phạm tội;
  • Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
  • Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.

– Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định chi tiết về việc lấy lời khai, hỏi cung người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi như sau:

– Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Việc hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi cư trú của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai, hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi.

Trường hợp lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó; nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sở chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.

– Việc lấy lời khai, hỏi cung phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, bảo đảm sự tham gia của người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 183, Điều 421, các điều luật khác có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/01/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Trường hợp vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì việc lấy lời khai của họ phải được tiến hành ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm.

– Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ; xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai, hỏi cung và phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung khi người dưới 18 tuổi có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.

– Người đại diện, người bào chữa của người dưới 18 tuổi được tham gia hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi. Điều tra viên, Kiểm sát viên yêu cầu không được hỏi và phải dừng ngay việc hỏi trong trường hợp câu hỏi của người đại diện, người bào chữa có tính chất gợi ý, định hướng hoặc có tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Trường hợp phát hiện người đại diện, người bào chữa có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu họ dừng ngay việc hỏi và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Thông qua quy định trên ta biết được, không được lấy lời khai của người dưới 18 tuổi khi không có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lấy lời khai của người chưa thành niên khi không có mặt người đại diện có được không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; quyết toán thuế thu nhập cá nhân online cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người dưới 18 tuổi giết người có phải đi tù không?

Người dưới 18 tuổi giết người sẽ bị truy cứ trách nhiệm hình sự nếu thuộc độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên đến chưa đủ 18 tuổi.
Trong Bộ Luật hình sự 2015 quy định “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự” tại Điều 90.
Tùy thuộc vào mức độ, hành vi phạm tội mà hình phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên mức tù có thời hạn tối đa cho người dưới 18 tuổi phạm tội đó là 18 năm tù.

Người phạm tội khi dưới 18 tuổi đã thi hành xong việc bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác có được đề nghị đặc xá?

Theo quy định tại Mục II Hướng dẫn 73/HD-HĐTVĐX thực hiện Quyết định 766/2022/QĐ-CTN về đặc xá năm 2022 do Hội đồng Tư vấn Đặc xá ban hành quy định về điểu kiện được đề nghị đặc xá cụ thể như sau:
+ Trường hợp khi phạm tội là người dưới 18 tuổi quy định tại điểm d khoản 3 Điều 3 Quyết định về đặc xá năm 2022 mà trong bản án, quyết định của Tòa án giao trách nhiệm thi hành bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác cho bố, mẹ hoặc người giám hộ thì phải có tài liệu để chứng minh bố, mẹ hoặc người giám hộ đã thi hành xong bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác.
Tài liệu bao gồm: Các biên lai, hóa đơn, chứng từ thể hiện việc này hoặc Quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền hoặc văn bản thỏa thuận của người được thi hành án hoặc đại diện hợp pháp của người đó về việc không phải thi hành bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác theo bản án, quyết định của Toà án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc đó xác nhận hoặc các văn bản, tài liệu khác thể hiện việc này.

Phạt tiền áp dụng với người dưới 18 tuổi phạm tội như thế nào?

Theo quy định tại Điều 99 quy định phạt tiền đối với người chưa thành niên như sau
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định”.
Người phạm tội bị áp dụng phạt tiền là hình phạt chính nếu thuộc các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 35 BLHS và là hình phạt bổ sung nếu thuộc khoản 2 Điều 35 BLHS, tuy nhiên đối với người chưa thành niên thì phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Không phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội dưới 16 tuổi

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.