Lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội được không?

27/07/2022
Lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội được không?
621
Views

Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và có yêu cầu xác nhận CMND khi làm sổ BHXH. Tuy nhiên, có thể lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội được không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết sau đây nhé!

Lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Quy định của pháp luật về BHXH

Căn cứ theo quy định tại mục 10 Phần II Công văn 3663/CV/BHXH-THU 2014 quy định về trình tự giải quyết việc xác minh và điều chỉnh trùng số chứng minh nhân dân của hai người lao động khác nhau như sau:

7.1. Bộ phận thu khi giải quyết hồ sơ gộp sổ, nếu phát hiện NLĐ có thời gian tham gia BHXH trùng do mượn hoặc cho mượn hồ sơ thì hướng dẫn NLĐ điều chỉnh nhân thân theo hướng dẫn tại công văn số 2609/BHXH ngày 25/7/2013, về việc phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sổ BHXH.

NLĐ sau khi có Quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) và đã nộp phạt đúng quy định, thì nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (PGNHS) điều chỉnh nhân thân do mượn tên (303/…/SO)”.

Theo đó, sau khi có quyết định xử phạt của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và xã hội và đã nộp phạt đúng quy định, thì em trai bạn sẽ nộp hồ sơ giải quyết theo Phiếu giao nhận hồ sơ (303/…/SO) điều chỉnh nhân thân do mượn tên để được điều chỉnh thông tin nhân thân.

– Thứ ba, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Hồ sơ xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

+ Chứng minh nhân dân

+ Sổ bảo hiểm xã hội (sau khi thông tin nhân thân đã được điều chỉnh).

+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

+ Sổ Hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận đang tạm trú tại địa phương đó.

+ Biên bản xử phạt vi phạm hành chính và biên lai đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính.

Lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội được không?

Việc bạn sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để xin việc là hành vi gian dối người sử dụng lao động, là hành vi trái pháp luật. Do đó, hành vi này của bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. 

Việc giải quyết các chế độ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội dựa trên hồ sơ của người đó. Nếu mượn tên người khác để kê khai khi đóng thì không thể được hưởng khi phát sinh các loại trợ cấp có liên quan vì không chứng minh được mình là người được cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả. Nếu bạn đã được thanh toán các chế độ về bảo hiểm mà cơ quan bảo hiểm phát hiện ra họ sử dụng hồ sơ xin việc giả thì cơ quan BHXH sẽ thu hồi toàn bộ số tiền trợ cấp đã chi trả. 

Lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội bị xử phạt như thế nào?

Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;

c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;

c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;

b) Làm giả chứng minh nhân dân;

c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Số CMND trong sổ bảo hiểm xã hội khác với hợp đồng lao động

Căn cứ theo Công văn số Công văn 3835/BHXH-CST quy định như sau:

“Để tránh tình trạng người lao động phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà và ảnh hưởng đến thời gian hưởng BHTN của người lao động, yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, đồng thời đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm không trả lại hồ sơ giải quyết BHTN khi không có sự trùng khớp số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú với sổ BHXH để kịp thời giải quyết quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHTN.”

Như vậy, việc khác số chứng minh nhân dân giữa sổ bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động không ảnh hưởng gì đến việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sau này.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Điều 20 Quyết định số 636/QĐ-BHXH, tùy từng trường hợp thì sẽ có thêm một số loại giấy tờ. Tuy nhiên luôn phải có 2 loại giấy tờ sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Đơn xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu 14-HSB (bản chính) và có chữ ký của bạn.

Bên cạnh đó, vì bạn ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nên cần thêm một số giấy tờ sau:

– Giấy ủy quyền theo mẫu 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng.

– Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú của bạn (Bản sao có chứng thực).

– CMND của bạn (Bản sao có chứng thực).

CMND của người được ủy quyền (Bản chính).

Lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội được không?
Lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội được không?

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

– Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

– Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

+ Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

+ Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

– Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

– Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

– Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

– Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:

+ Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;

+ Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lấy CMND người khác làm bảo hiểm xã hội″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký lại giấy khai sinh bị mất, dịch vụ công chứng tại nhà, giấy phép sàn thương mại điện tử, điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần là gì?

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

Ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội được không?

Ở đây bạn không tự đi nhận bảo hiểm được thì bạn có thể ủy quyền cho người khác nhận giúp. Vì căn cứ vào Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội quy định về quyền của người lao động:
Điều 18. Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

Thay đổi CMND, CCCD có phải cấp lại sổ BHXH không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2017 ban hành về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
”Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH…”
Đồng thời, Công văn 3835/BHXH-CST năm 2013 về sai sót các tiêu thức giữa sổ bảo hiểm xã hội và giấy chứng minh thư nhân dân quy định:
“Người tham gia BHXH, BHTN chỉ được cấp lại sổ BHXH trong trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng hoặc thay đổi; cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia BHXH, BHTN có thay đổi các nội dung khác như: số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.