Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động giảm chi phí; nỗ lực thích ứng với trạng thái bình thường mới; duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Vậy một người lao động tự do, không có thu nhập trong thời gian này, có được hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN không? Thế nào là lao động tự do khó khăn do COVID-19? Mức hỗ trợ lao động tự do khó khăn do covid-19 theo quy định như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021
Nội dung tư vấn
Thế nào là lao động tự do khó khăn do COVID-19?
Nói đến lao động tự do tức là những người làm việc đúng theo nghĩa ” tự do “: làm việc không có hợp đồng; hoặc hợp đồng dưới 3 tháng; cùng với thời gian làm việc ngắn và không ổn định như vậy nên họ thường không được tham gia các loại hình bảo hiểm và phải đối diện với những nguy cơ về tai nạn, bệnh nghề nghiệp…
Những người lao động tự do thường là những người có kiến thức và năng lực hạn chế. Họ chấp nhận làm nhiều việc; đa ngành nghề; và mức lương của người lao động tự do thường không cao. Họ không bị ràng buộc bởi một cơ quan hay tổ chức nào mà chỉ cần làm những công việc mà luật pháp không cấm.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp cùng với Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội đã khiến nhiều người lao động tự do gặp khó khăn. Chính vì tính chất công việc không ổn định dẫn đến nhóm đối tượng này dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài; như dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều người lao động tự do mất việc làm; giảm thu nhập… dẫn đến khó khăn và cần được hỗ trợ.
Đối tượng hưởng hỗ trợ có bao gồm lao động tự do?
Theo điểm a khoản 1 mục II Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021,
Đối tượng áp dụng
– Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
– Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Ngoài ra, mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Như vậy, để được hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN thì phải đang tham gia BHTN hoặc đã dừng tham gia BHTN (theo quy định ở trên). Do đó, lao động tự do không thuộc đối tượng để được hỗ trợ này.
Tuy nhiên, người lao động tự do có thể nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương; các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí; xác định đối tượng; mức tiền hỗ trợ nhưng mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần; hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thực tế số ngày tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của địa phương.