Lao động nữ nghỉ thai sản khi hết hạn thì phải làm gì?

10/11/2021
Lao động nữ nghỉ thai sản khi hết hạn thì phải làm gì?
808
Views

Thông thường, khi lao động nữ sinh con thì sẽ được nghỉ theo diện hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh là 06 tháng theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, nếu như trong thời hạn nghỉ thai sản mà người lao động hết hạn hợp đồng thì phải làm như thế nào? Có phải ký kết tiếp hợp đồng với lao động nữ nghỉ thai sản khi đến hạn không? Có bắt buộc xác nhận tình trạng hôn nhân hay trích lục,.. để ký tiếp hợp đồng không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khái niệm về người lao động

Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.

Có 4 yếu tố để nhận diện:

+ Tuổi

+ Khả năng lao động

+ Làm việc theo hợp đồng lao động

+ Có nhận lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

– Người lao động (NLĐ) được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lao động nữ mang thai;

+ Lao động nữ sinh con;

+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

+ NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản;

+ Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

– Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– NLĐ đủ điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

– Trong thời gian mang thai; lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hoặc người mang thai có bệnh lý; hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ; nghỉ Tết; ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện biện pháp tránh thai, hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

– 15 ngày đối với NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản.

Thời gian hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Có phải ký tiếp hợp đồng với lao động nữ nghỉ thai sản khi đến hạn?

Theo khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi,…

Tuy nhiên, nếu hợp đồng lao động hết hạn thì lại hoàn toàn khác. Đây là một trong những căn cứ làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019.

Như vậy, nếu trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản mà hợp đồng lao động hết hạn thì hợp đồng này sẽ chấm dứt, trừ trường hợp lao động nữ đó đang là thành thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ.

Các ưu tiên đối với lao động nữ

Dù không buộc ký hợp đồng mới nhưng khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động cũng dành cho lao động nữ sự ưu tiên như sau:

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Theo đó, lao động đang nghỉ thai sản mà hết hạn hợp đồng sẽ được ưu tiên giao kết hợp đồng mới. Nhưng có ký hợp đồng mới hay không thì vẫn phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Nếu không ký hợp đồng mới khi đến hạn, người sử dụng lao động phải gửi thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bằng văn bản cho người lao động (theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019).

Và khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán những tiền liên quan đến lợi ích của người lao động như tiền lương, trợ cấp thôi việc,… Đồng thời phải thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại các giấy tờ cho người lao động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Lao động nữ nghỉ thai sản khi hết hạn thì phải làm gì?“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục tại doanh nghiệp

Thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở đối với tổ chức nước ngoài

Câu hỏi liên quan

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như thế nào?

+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc; từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

– Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
– Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
– Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận