Làm thẻ căn cước công dân giả bị xử lý như thế nào?

12/09/2021
Làm thẻ căn cước công dân giả
1375
Views

Theo quy định hiện hành, các đối tượng thực hiện hành vi làm thẻ căn cước công dân giả sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Tóm tắt nội dung:

Theo điều tra, ngày 2/9 cảnh sát kiểm hành chính nhà nghỉ ở phường An Sơn, TP Tam Kỳ bắt quả tang Quảng thuê phòng ở làm nơi sả xuất bằng cao đẳng, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Từ tháng 3/2020 đến lúc bắt, anh ta bán cho khoảng 300 người khắp cả nước, thu trên 350 triệu đồng.

Tại nơi ở của Vương, cảnh sát thu hàng trăm phôi, giấy tờ đã in và nhiều máy móc phục vụ làm giả.

Vương bị cáo buộc cầm đầu đường dây, Quảng chịu trách nhiệm rao bán. Khi có khách hàng đặt, Quảng chuyển thông tin cho Vương.

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Thẻ căn cước công dân là gì?

Căn cứ khoản 1 điều 3 luật căn cước công dân 2014; thẻ căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.

Như vậy, thẻ căn cước công dân là thẻ dùng để thể hiện những thông tin liên quan đến căn cước công dân. Là loại thẻ thể hiện những thông tin cơ bản nhất của cá nhân là công dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại Việt Nam.

Thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ có tên gọi khác của chứng minh thư nhân dân.

Làm thẻ căn cước công dân giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ điều 341 bộ luật hình sự 2015; quy định về hình phạt đối với người thực hiện hành vi làm thẻ căn cước công dân giả như sau.

– Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Sử dụng căn cước công dân giả bị xử lý như thế nào?

Việc người làm thẻ căn cước công giả để sử dụng ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 341 bộ luật hình sự 2015 thì người vi phạm còn bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

Căn cứ điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; quy định về xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;

+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ chứng minh nhân dân khi có yêu cầu của người có thẩm quyền.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

+ Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;

+ Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;

+ Làm giả chứng minh nhân dân;

+ Sử dụng chứng minh nhân dân giả.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thẻ căn cước công dân đối với hành vi vi phạm

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân

Thủ tục làm thẻ căn cước công dân lần đầu bao gồm 4 bước như sau.

Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD

Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD

Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ:

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ;

+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…).

Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay

Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân, chụp ảnh, thu thập vân tay để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên.

Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai.

Bước 4: Trả kết quả

Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Người dân đi nhận CCCD tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí).

Lệ phí: Miễn phí (khoản 2 Điều 32 Luật Căn cước công dân).

Thời hạn giải quyết

Tối đa 8 ngày làm việc.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ngoài hình phạt tù người làm thẻ căn cước công dân giả còn phải chịu những hình phạt nào nữa?

Khoản 1 điều 341 bộ luật hình sự 2015; quy định người vi phạm bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng.
Khoản 4 điều 341 bộ luật hình sự 2015; cũng quy định người làm căn cước công dân giả có thể bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng.

Công dân xin cấp căn cước công dân ở đâu?

Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Cụ thể: Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận