Làm sổ đỏ giả vay ngân hàng xử lý thế nào?

16/02/2023
Làm sổ đỏ giả vay ngân hàng
345
Views

Ngân hàng đã trở thành một cái tên quá quen thuộc với mỗi người dân. Ngân hàng được biết đến là tổ chức tín dụng với hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của hàng là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu lãi suất và làm phương tiện thanh toán. Hiện nay, các ngân hàng có khá nhiều hình thức cho vay vốn với các điều kiện vay dễ dàng. Tuy nhiên, hành vi giả mạo giấy tờ để vay ngân hàng cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy làm sổ đỏ giả vay ngân hàng sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu câu trả lời chi tiết qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Cho vay là gì?

 Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với mục đích sử dụng vốn tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Như vậy, cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.

Các hình thức cơ bản của vay vốn tại ngân hàng

Thứ nhất, vay vốn tín chấp

Đây là hình thức vay vốn tại ngân hàng mà không cần phải có tài sản đảm bảo.  Khách hàng có nhu cầu chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện vay thì có thực hiện vay vốn. Các sản phẩm vay của hình thức này bao gồm: vay tín chấp theo giấy đăng kí xe, vay tính chấp theo bảo hiểm, vay tính chấp theo thu nhập…

Hồ sơ vay tính chấp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

+ Giấy đề nghị vay vốn theo form của ngân hàng

+ Căn cước công dân/chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc KT3

+ Các loại giấy tờ chứng minh như Bảng xác nhận lương, bản sao kê lương, hợp đồng lao động, hợp đồng bảo hiểm….Tùy thuộc vào nhu cầu vay tính chấp mà khách hàng cần cung cấp các loại giấy tờ phù hợp.

Thứ hai, vay vốn thế chấp

Nhắc đến thế chấp thì chắc hẳn ai cũng hiểu đó là hình thức vay bắt buộc phải có tài sản đảm bảo. Các khoản vay phù hợp với hình thức này co thể kể đến như vay mua nhà, mua xe, du học, hay vay để kinh doanh…Tùy thuộc vào mục đích vay thì sẽ bắt buộc có các loại giấy tờ phù hợp.

Các loại giấy tờ cần có:

+ Giấy đề nghị vay vốn của ngân hàng

+ Căn cước công dân/ chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

+ Giấy đăng kí kết hôn/Giấy xác nhận độc thân

+ Giấy chứng minh mục đích vay vốn của mình

+ Giấy chứng minh tài sản được đăng kí quyền sở hữu chính chủ. Tùy vào loại tài sản mà đưa ra giấy tờ chứng minh phù hợp nhất.

+ Các loại chứng từ có giá trị như sổ tiết kiệm, trái phiếu…

+ Giấy đảm bảo, chứng nhận về bảo hiểm của tài sản đưa ra đảm bảo (trong trường hợp có thì cần được đưa ra).

Như vậy để có thể vay vốn tại ngân hàng, cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần phải cung cấp các loại giấy tờ trên trong hợp đồng vay vốn. Mục đích của việc này là nhằm đảm bảo các thông tin mà khách hàng đưa ra là chính xác, là căn cứ để ngân hàng xem xét khả năng chi trả của bạn.

Lợi ích của vay tín chấp ngân hàng

Có rất nhiều người tiêu dùng hiện nay đang cần những khoản vay tiêu dùng để phục vụ cho các nhu cầu phát sinh trong cuộc sống, góp phần đem lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn cho các gia đình. Ở góc độ lãi suất, các khoản cho vay tín chấp có mức lãi suất cao hơn so với các khoản vay có tài sản thể chấp, nhưng bù lại đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền chi tiêu của người dân. Đó chính là thủ tục đơn giản, linh hoạt cấp vốn, thời gian xét duyệt giải ngân nhanh và các gói vay đa dạng. Tuy mức lãi suất cao là để bù đắp cho rủi ro lớn của các khoản vay tín chấp, nhưng người dân lại được tiếp cận nguồn vốn minh bạch tin tưởng từ hệ thống ngân hàng. Nếu không có hình thức vay tín chấp này, rất có thể khi công việc bức bách người dân phải vay tiền từ nguồn tín dụng đen trong xã hội, việc này sẽ ẩn chứa các mối hiểm họa có thể không lừng trước được.

Điểm lợi ích tiếp theo là khách hàng vay vốn không cần phải có tài sản thế chấp bởi vì không phải ai cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này. Trước đây vì không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ điều kiện mà rất nhiều người đã không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt chi tiêu và phát triển nền kinh tế. Hiện nay, các hình thức cho vay tín dụng đa dạng đã loại bỏ hoàn toàn yêu cầu này khiến cho rất nhiều người dễ dàng vay được tiền.

Điểm lợi ích khác của khoản vay tín chấp là thủ tục vay rất đơn giản. Khách hàng chỉ cần cung cấp chứng minh thư, sổ hộ khẩu, hợp đồng lao động và xác nhận thu nhập là đủ hồ sơ vay. Trường hợp khách hàng không có hợp đồng do đặc thù đơn vị công tác thì có thể thay thế bằng giấy xác nhận công tác, hoặc các giấy tờ tương tự. Khách hàng cũng cần kê khai thông tin người vay vào tờ khai đề nghị vay vốn theo mẫu có sẵn là hoàn thiện bộ hồ sơ. Cùng với hồ sơ đơn giản thì thời gian tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt cho vay đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng, chỉ từ 2-5 ngày kể từ khi khách hàng nộp hồ sơ vay vốn là đã được giải ngân khoản vay.

Làm sổ đỏ giả vay ngân hàng
Làm sổ đỏ giả vay ngân hàng

Làm sổ đỏ giả vay ngân hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định hiện nay, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị xử phạt như sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 03 năm với các trường hợp

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
  • Đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm với các trường hợp phạm tội

  • Có tổ chức
  • Có tính chất chuyên nghiệp
  • Tái phạm nguy hiểm
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 với các trường hợp phạm tội

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân với các trường hợp phạm tội

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Bên cạnh đó, với các khoản vay có kỳ hạn và có lãi suất, nếu khách hàng không thanh toán được thì ngân hàng có quyền tính lãi suất theo quy định.

Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trong thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự đã có không ít trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng chỉ tập trung chứng minh người phạm tội có thủ đoạn gian dối đã vội vã xác định đó là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không thấy rằng thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xảy ra trước hành vi chiếm đoạt tài sản.

Cho nên có thể hiểu, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề làm sổ đỏ đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Làm sổ đỏ giả vay ngân hàng” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý vấn đề dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Các điều kiện cần có để có thể thực hiện vay vốn tại ngân hàng là gì?

+ Cá nhân vay vốn là người có quốc tịch Việt Nam và có đầy đủ các trách nhiệm pháp lý liên quan.
+ Cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 60 tuổi.
+ Có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
+ Hồ sơ có đầy đủ các loại theo yêu cầu của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hỗ trợ.
+ Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, giấy tờ chứng minh cần thu thập theo quy định, yêu cầu của ngân hàng.
+ Hồ sơ chứng minh về chủ sở hữu nguồn tài sản thế chấp đối với trường hợp vay vốn theo hình thức có tài sản đảm bảo.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết hành vi giả mạo hồ sơ vay vốn?

Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi lừa để chiếm đoạt tài sản sẽ bị khởi tố điều về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tùy theo mức độ nguy hiểm và giá trị tài sản mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định.

Xử lý kỷ luật làm sổ đỏ giả vay ngân hàng như thế nào?

Bên cạnh việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính thì tùy thuộc vào đối tượng người vi phạm mà trong một số trường hợp người thực hiện hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ giả còn có thể bị xử lý kỷ luật với những mức độ khác nhau. Trong trường hợp người thực hiện hành vi là công chức, mà xử dụng giấy tờ giả được đào tạo, bồi dưỡng, dự thi nâng ngạch công chức thì có thể bị xử lý kỷ luật cảnh cáo; nếu sử dụng giấy tờ giả để được bổ nhiệm chức vụ thì có thể bị xử lý kỷ luật cách chức; có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc nếu sử dụng giấy tờ giả để được tuyển vào cơ quan nhà nước ( Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.