Đại diện thừa kế là gì?

16/02/2023
Đại diện thừa kế là gì?
353
Views

Chào Luật sư, theo như tôi được biết hiện nay có rất nhiều gia đình lựa chọn hình thức đại diện thừa kế sau khi ba mẹ mất đi nhằm tránh có sự tranh chấp về tài sản và đảm bảo công bằng khi phân chia di sản. Vậy Luật sư cho tôi hỏi bản chất thật sự của đại diện thừa kế là gì?. Người đại diện thừa kế sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nhằm đảm bảo di sản của bản thân được phân chia theo đúng di nguyện, hạn chế tranh chấp về di sản xảy ra, nhiều người dân Việt Nam đã tìm nhiều cách thức khác nhau, trong đó lựa chọn người đại diện thừa kế di sản của bản thân được nhiều người tin tưởng và áp dụng.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc đại diện thừa kế là gì?. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Thừa kế là gì?

Theo quy định tại 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế tại Việt Nam như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân thì cũng có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Đại diện thừa kế là gì?

Đại diện thừa kế thật chất chính là việc một người đứng ra đại diện quản lý di sản do người mất để lại.

Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

Người lập di chúc có quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Theo quy định tại Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người quản lý di sản như sau:

– Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

– Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

– Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Quyền của người đại diện thừa kế tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người quản lý di sản như sau:

– Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

  • Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
  • Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

– Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

  • Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
  • Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

– Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Đại diện thừa kế là gì?
Đại diện thừa kế là gì?

Nghĩa vụ của người đại diện thừa kế tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản như sau:

– Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

  • Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
  • Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

– Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

  • Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
  • Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Người đại diện thừa kế phân chia di sản như thế nào?

Theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:

– Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  • Cách thức phân chia di sản.

– Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Theo quy định tại Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người phân chia di sản như sau:

– Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

– Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.

– Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận.

Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo di chúc như sau:

– Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

– Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo pháp luật như sau:

– Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

– Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Luatsu247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Đại diện thừa kế là gì?. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Mức bồi thường thu hồi đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp không có đại diện thừa kế quản lý di sản thì giải quyết như thế nào?

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
+ Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
+ Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Di sản thờ cúng người đại diện thừa kế phân chia như thế nào?

– Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
– Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
– Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Đại diện thừa kế trên sổ hồng ghi nhận những gì?

– Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:… (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.