Đất trồng lúa là đất gì? Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

15/02/2023
Đất trồng lúa là đất gì? Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?
177
Views

Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hưng Yên, tôi có thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật đất đai, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Cụ thể là tôi thắc mắc theo quy định đất trồng lúa là đất gì? Gia đình tôi đang có một thửa đất trồng lúa nhưng đã lâu không canh tác nên nay muốn chuyển nhượng nay cho một người khác, tôi không biết rằng đất trồng lúa có được chuyển nhượng hay không? Nếu được khi tôi chuyển nhượng lại cho người khác, họ muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên loại đất này thì có được hay không? Quy định về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đất trồng lúa là đất gì?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP quy định về khái niệm đất trồng lúa được hiểu là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:

Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Áp dụng vào thực tế hiện nay, đất trồng lúa đã được chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm. Theo đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 62/2019/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa được quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2015/NĐ-CP bao gồm:

– Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

– Sử dụng có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

– Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái.

– Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

+ Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;

+ Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng và ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề;

+ Trường hợp làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề;

+ Trường hợp đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi để trồng vụ lúa ngay sau vụ nuôi trồng thủy sản.

– Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

+ Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai đối với điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và quy định tại Điều 5 của Nghị định 35/2015/NĐ-CP;

Đất trồng lúa là đất gì? Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?
Đất trồng lúa là đất gì? Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

+ Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.

Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối như sau:

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối bao gồm các bước sau:

– Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ (theo quy định nêu trên)

– Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm:

+ Thẩm tra hồ sơ;

+ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

(Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Đất trồng lúa có được chuyển nhượng?

Theo quy định của nhà nước, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng nếu nằm trong các điều kiện sau được quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 

  • Đất trồng lúa không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên 
  • Đất trồng lúa vẫn còn trong thời hạn sử dụng.

Song song với đó, sẽ có những trường hợp bạn không được chuyển nhượng đất trồng lúa, là:

  • Các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài đang nằm trong nhóm đối tượng không được nhà nước cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Các tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, các loại đất rừng, tuy nhiên nếu việc chuyển nhượng nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được phép.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất, canh tác nông nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như thế nào?

* Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:

– Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

– Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.

* Lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc theo Mẫu số 01.CĐ.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện theo Mẫu số 02.CĐ.

– Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn theo Mẫu số 03.CĐ.

* Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ.

– Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

– Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

– Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ.

* Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trong trên đất trồng lúa có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi và báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi theo quy định.

* Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy định tại Điều này được thống kê là đất trồng lúa.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Đất trồng lúa là đất gì? Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn về phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư hiện nay, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Cơ quan có thẩm quyền chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây lâu năm?

Điều 59 Luật đất đai 2013 có quy định thẩm quyền cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:
– UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
– UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh trước khi quyết định.

Thời gian chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang đất trồng cây lâu năm là bao lâu?

Thời gian chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa được quy định cụ thể như sau:
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Chính sách hỗ trợ để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa như thế nào?

Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa được quy định tại Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP như sau:
– Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
– Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
– Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.