Sổ bảo hiểm xã hội có vai trò quan trọng trong việc ghi chép chi tiết về quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của mỗi cá nhân. Được coi như một tài liệu chứng minh, sổ bảo hiểm xã hội đóng vai trò là căn cứ quan trọng để xác định và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Thông qua việc ghi lại những thông tin cụ thể về quá trình đóng góp và thụ hưởng bảo hiểm, sổ bảo hiểm xã hội giúp tạo nên sự minh bạch, công bằng và chính xác trong việc quản lý hệ thống bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường hợp người lao động lại có 2 sổ bảo hiểm xã hội, vậy làm sao biết mình có 2 sổ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ pháp lý
Sổ Bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc ghi chép và quản lý quá trình tham gia các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), cung cấp thông tin cần thiết để giải quyết các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội. Được cấp và quản lý bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội, sổ này gồm hai phần chính: Bìa sổ bảo hiểm và tờ rời ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội.
Khoản 1 Điều 96 Luật BHXH năm 2014 đã nêu rõ:
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Theo đó, sổ BHXH là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.
Làm sao biết mình có 2 sổ bảo hiểm xã hội?
Sổ bảo hiểm xã hội không chỉ đơn thuần là một tài liệu ghi chép mà còn là công cụ quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi và tạo sự minh bạch, rõ ràng trong việc tham gia hệ thống Bảo hiểm xã hội.
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật BHXH năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp và quản lý sổ BHXH. Mẫu sổ BHXH hiện nay đang được áp dụng theo quy định tại Quyết định 1035/QĐ-BHXH.
Một trong các lưu ý quan trọng được in trên trang 04 của sổ BHXH mà người lao động đang giữ, đó là:
3. Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Theo đó, mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất. Đồng thời mỗi người cũng chỉ được cấp 01 mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất do cơ quan BHXH cấp và được ghi trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế (theo điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH).
Tuy nhiên, trên thực tế, do làm việc tại nhiều nơi và sử dụng đồng thời cả Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân khi làm thủ tục tham gia BHXH nên sẽ xảy ra trường hợp một người lao động có thể sở hữu hai hay nhiều sổ BHXH.
Hiện nay có thể tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội bằng cách: Người lao động có thể sử dụng cách tra cứu mã số bảo hiểm xã hội của mình thông qua tài khoản VssID của bạn bè hoặc người thân với các thao tác đơn giản.
Cần làm gì khi có hai sổ BHXH trở lên?
Như chúng ta đã biết, hiện nay theo quy định hiện hành, mỗi người lao động chỉ có một số và sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Chính vì vậy, khi nghỉ việc tại một doanh nghiệp thì người lao động nên chốt bảo hiểm xã hội nơi cũ, tránh trường hợp khó khăn khi tham gia bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp mới. Tuy nhiên hiện nay có nhiều trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội. Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi người lao động có từ 02 sổ BHXH trở lên sẽ xảy ra các trường hợp sau:
- Có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng trùng nhau.
- Có từ 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau.
* Trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng trùng nhau
Căn cứ tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp đóng trùng BHXH sẽ được hoàn trả lại số tiền BHXH đã nộp.
Tiết e điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quyết định 595 được sửa bởi khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 đã hướng dẫn cụ thể về việc hoàn tiền BHXH khi đóng trùng như sau:
Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.
Như vậy, nếu người lao động có nhiều sổ BHXH có thời gian đóng trùng BHXH thì được cơ quan BHXH hoàn trả số tiền đã đóng thừa, bao gồm cả số tiền người lao động và người sử dụng lao động đã đóng.
Để được hoàn số tiền BHXH nêu trên, người lao động phải thực hiện việc gộp sổ BHXH theo thủ tục sau:
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).
+ Các sổ BHXH.
– Nơi nộp: Cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi quản lý hoặc cư trú.
– Thời gian giải quyết:
+ Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
– Lệ phí: Không.
– Kết quả:
+ Sổ BHXH.
+ Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN.
+ Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS).
Căn cứ: Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 và Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021.
* Trường hợp có 02 sổ BHXH trở lên mà thời gian đóng không trùng nhau
Khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH đã chỉ rõ:
Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới.
Theo đó, người lao động có 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng không trùng nhau sẽ được gộp quá trình đóng của các sổ BHXH lại với nhau. Đồng thời, cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu hồi các sổ BHXH đã cấp và cấp sổ BHXH mới cho người lao động.
Trường hợp này, người lao động cần tiến hành thủ tục gộp sổ BHXH như sau:
– Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHTN (Mẫu TK1-TS).
+ Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
– Nơi nộp:
+ Đơn vị sử dụng lao động.
+ Cơ quan BHXH tỉnh/huyện trực tiếp thu.
– Thời gian giải quyết:
+ Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ.
+ Không quá 45 ngày: Trường hợp phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc và phải có văn bản thông báo.
– Lệ phí: Không.
– Kết quả: Người lao động được cấp sổ BHXH mới, gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm sao biết mình có 2 sổ bảo hiểm xã hội?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn thủ tục sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu tiền. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp mấy lần?
- Rút bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?
Câu hỏi thường gặp:
Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19 Luật BHXH năm 2014
Có rất nhiều lý do phải lấy sổ BHXH khi nghỉ việc gồm có:
Sổ BHXH là sổ dùng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH, là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH.
Sổ BHXH là tài liệu quan trọng trong nhiều hồ sơ giấy tờ thủ tục hành chính.
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động, chủ thể là người lao động đến đơn vị hay doanh nghiệp cũ để có thể nhận sổ bảo hiểm xã hội.
Đối với chủ thể là người lao động mà đơn vị hay doanh nghiệp tuyên bố phá sản, không có nhân sự trả sổ bảo hiểm xã hội, chủ thể là người lao động phải đến tại cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý hồ sơ doanh nghiệp đó để thực hiện các thủ tục chốt sổ và nhận sổ bảo hiểm xã hội.