Làm gì khi hàng xóm để ống thoát nước mưa chảy sang nhà mình?

20/03/2022
785
Views

Tôi muốn đầu tư khu tiểu cảnh với thảm cỏ nhưng hàng xóm không chịu chuyển ống thoát nước mưa của anh ta khỏi vườn của tôi khiến vườn của tôi bị úng ngập vào mùa hè. Làm gì khi hàng xóm để ống thoát nước mưa chảy sang nhà mình? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư

Làm gì khi hàng xóm để ống thoát nước mưa chảy sang nhà mình?

Điều 250 quy định, chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa bên nhà mình không được chảy xuống bất động sản liền kề.

Tuy nhiên, Điều 252 nêu, trường hợp do vị “trí tự nhiên” của khu đất buộc phải cấp, thoát nước qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu khu đất có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp; không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Nếu vậy, người sử dụng lối cấp, thoát nước phải “hạn chế đến mức thấp nhất” thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua, gây thiệt hại phải bồi thường.

Làm gì khi hàng xóm để ống thoát nước mưa chảy sang nhà mình?

Nguồn gốc phát sinh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng. Chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Nguồn gốc phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Điều kiện phát sinh thiệt hại

Trong hợp đồng

  • Các bên thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể bao gồm đầy đủ những điều kiện như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi phải bồi thường thiệt hại.
  • Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc.
  • Chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm dân sự. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
  • Khi hợp đồng được giao kết, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng.
  • Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng.

Ngoài hợp đồng

  • Có thiệt hại xảy ra, có lỗi, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả những hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra.
  • Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và tinh thần, thiệt hại là điều kiện bắt buộc.
  • Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại thực tế, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế, có lỗi.

Tính chất trách nhiệm bồi thường

Trong hợp đồng: Là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mình gây ra.

Ngoài hợp đồng: Là loại trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi có thiệt hại người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt hại đó

Làm gì khi hàng xóm để ống thoát nước mưa chảy sang nhà mình?

Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

Trong hợp đồng: Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng, tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chỉ vi phạm pháp luật thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng

Ngoài hợp đồng: Hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung; những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại. Vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm pháp luật chuyên ngành khác như hình sự; hành chính; kinh tế;…

Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Khi có nhu cầu kiện đòi bồi thường; người bị thiệt hại có thể tự mình; hoặc ủy quyền cho người đại diện theo pháp luật làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện bắt buộc phải gồm các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài đơn khởi kiện; nếu người bị thiệt hại có các bằng chứng chứng minh mức thiệt hại của bản thân như hóa đơn chữa trị, cấp cứu, thuốc men, hóa đơn tàu xe, đi lại… thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện để Tòa án xem xét giải quyết.

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Sau khi viết xong đơn khởi kiện và chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết thì:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tòa án nhân dân cấp huyện là Tòa có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự; trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cũng là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại.

Vì vậy, nếu muốn khởi kiện đòi bồi thường thì người khởi kiện sau khi viết đơn khởi kiện thì gửi đơn khởi kiện đến Tòa án huyện của người gây ra thiệt hại cho mình thường trú hoặc tạm trú để được giải quyết.

Bước 2: Tòa án xử lý, giải quyết

Tùy từng tính chất vụ tranh chấp; mà một vụ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trên thực tế có thể kéo dài từ 06 – 08 tháng. Trong khoảng thời gian này, Tòa án sẽ:

  • Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Thẩm phán ra quyết định sửa đổi, bổ sung, thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện.
  • Tòa án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải…
  • Đưa vụ án ra xét xử.
  • Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí…

Bạn đọc có thể quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Làm gì khi hàng xóm để ống thoát nước mưa chảy sang nhà mình?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con gây ra?

Cha mẹ phải bồi thương thiệt hại do con gây ra khi: con dưới 15 tuổi; hoặc từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Không có tiền bồi thường thiệt hại có thể bồi thường bằng hiện vật không?

Câu trả lời là có. Theo nguyên tắc về bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật; hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần; hoặc nhiều lần. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.