Làm Căn cước công dân ở Công an tỉnh được không?

01/03/2023
Làm Căn cước công dân ở Công an tỉnh được không?
285
Views

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang có nhu cầu đôi chứng minh nhân dân đang sử dụng sang căn cước công dân gắn chip. Tôi hiện sinh sống tại khu vực Lạng Sơn, và nhà tôi có gần Công an Tỉnh, tôi thắc mắc không biết rằng có thể làm Căn cước công dân ở Công an tỉnh được không? Thủ tục làm căn cước công dân lần đầu diễn ra như thế nào? Tôi sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Mong được luật sư giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Làm Căn cước công dân ở Công an tỉnh được không?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA thì công dân có thể làm căn cước công dân gắn chíp như sau:

Cách 1: Trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.

Như vậy, công dân có thể làm căn cước công dân tại nơi tạm trú.

Cơ quan công an có thẩm quyền cấp căn cước công dân bao gồm:

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện

+  Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh

+ Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an với những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Để thuận tiện thì công dân đến Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện hoặc tại các điểm lưu động nếu được thông báo.

Trường hợp người già yếu, bệnh tật, ốm đau không thể đi lại. thì đề nghị cơ quan cấp căn cước công dân tổ chức cấp thẻ căn cước công dân tại chỗ ở

Cách 2: Đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để hẹn lịch trước.

Công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, hoàn toàn có thể làm thẻ CCCD tại Công an Tỉnh.

Các giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp thẻ căn cước

Bạn làm trực tiếp tại nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn có sổ KT3:

– Bản gốc sổ hộ khẩu và kèm theo 02 bản photo.

– Chứng minh thư nhân dân cũ (nếu có): Bởi nếu bạn đã có CMTND, khi xin cấp CCCD, cơ quan Công an sẽ xác nhận số CMTND cũ và CCCD mới là của cùng một người.

– Bản khai theo mẫu (có xác nhận của UBND phường nơi bạn thường trú hoặc tạm trú).

Thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân lần đầu

* Thủ tục làm thẻ căn cước công dân theo quy định của Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

– Người làm thẻ căn cước công dân phải Điền vào tờ khai theo mẫu quy định

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.”

Làm Căn cước công dân ở Công an tỉnh được không?
Làm Căn cước công dân ở Công an tỉnh được không?

Bước 1: Các bạn cầm toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới Phòng hành chính của Công an cấp quận/huyện nơi bạn đang thường trú hoặc KT3.

Bước 2: Công an sẽ tiến hành đối chiếu, kiểm tra thông tin trong tờ khai so với sổ hộ khẩu và phần mềm quản lý dữ liệu công dân.

Bước 3: Công an sẽ tiến hành chụp ảnh, lăn vân tay, ghi đặc điểm nhận dạng của bạn.

Bước 3: Nhận giấy hẹn và đợi lấy kết quả. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn lại đúng quy định để cấp thẻ cho công dân.

Bước 4: Đến lấy thẻ Căn cước công dân như trong giấy hẹn trước đó. Sau khi bạn nhận thẻ Căn cước công dân, công an sẽ tiến hành cắt góc phía bên phải giấy Chứng minh nhân dân và từ đây giá trị của giấy Chứng minh nhân dân hết hiệu lực.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

Lệ phí xin cấp CCCD lần đầu

Sau khi nhận được giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân, bạn đến cơ quan ghi trong giấy hẹn để nhận thẻ. Bạn có thể đến địa điểm khác theo yêu cầu song phải trả phí dịch vụ chuyển phát thẻ.

Mức phí khi chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân là 30.000 đồng.

Đổi thẻ Căn cước công dân khi thẻ bị hư, thay đổi thông tin trên thẻ Căn cước công dân là 50.000 đồng.

Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất, trở lại quốc tịch Việt Nam là 70.000 đồng.

Những trường hợp làm thẻ căn cước công dân được miễn lệ phí

Theo quy định tại Thông tư 59/2021/TT-BCA thì các trường hợp sau đây sẽ được miễn phí lệ phí khi làm căn cước công dân:

“a) Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;

b) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

c) Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

2. Các trường hợp không phải nộp lệ phí

a) Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân;

b) Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân;

c) Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân.”

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm Căn cước công dân ở Công an tỉnh được không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ thám tử theo dõi. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân gắn chíp là bao lâu?

Theo Luật Căn cước công dân 2014 quy định thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân gắn chíp như sau:
– Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Thời hạn sử dụng của thẻ CCCD mã vạch đã cấp trước đây như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 thì:
CMND, CCCD mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ CCCD gắn chíp thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.
Vì vậy, người dân có chứng minh nhân dân, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.

Mất CCCD gắn chip có ảnh hưởng gì không?

CCCD gắn chip tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân của công dân nên cần phải bảo mật tuyệt đối. Tuy nhiên mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được, nếu có bị trộm cắp cũng không bị ảnh hưởng gì.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.