Lái xe sử dụng ma túy bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

24/12/2021
Lái xe sử dụng ma túy bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Thế nào là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?
700
Views

Việc điều khiển xe trong lúc cơ thể có chứa chất gây nghiện là hành vi bị cấm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và gây nên những hậu quả nghiệm trọng. Sử dụng ma túy khi tham gia giao thông không những bị truy tố trách nhiệm hình sự; mà đó còn là cơ sở để các lực lượng chức năng xử lý vi phạm hành chính người điều khiển xe. Vậy lái xe sử dụng ma túy bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Lái xe sử dụng ma túy bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

Xử phạt lái xe sử dụng ma túy đối với phương tiện điều khiển là xe ô tô

Đối với trường hợp xử lý lái xe sử dụng ma túy mà phương tiện điều khiển là ô tô; Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này cụ thể như sau:

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Ngoài hình thức phạt tiền như trên; người lái xe sử dụng chất kích thích còn chịu hình phạt bổ sung được quy định tại Khoản 11 Điều này như sau:

h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, người điều khiển phương tiện là xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy; thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức phạt lái xe sử dụng ma túy là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng; chỉ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Xử phạt lái xe sử dụng ma túy đối với phương tiện điều khiển là xe máy

Trong trường hợp xử lý lái xe sử dụng ma túy mà phương tiện điều khiển là xe máy; Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này cụ thể như sau:

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

i)Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ

Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị xử lý phạt bổ sung được quy định tại điểm g, khoản 10 Điều này như sau:

g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Như vậy, người điều khiển phương tiện là xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy; thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức phạt lái xe sử dụng ma túy là phạt tiền từ  6 triệu đồng đến 8 triệu đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe; hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.

Xử phạt lái xe sử dụng ma túy đối với phương tiện điều khiển là máy kéo, xe máy chuyên dùng

Căn cứ vào Khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; trường hợp người điều khiển máy kéo; xe máy chuyên dùng mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt như sau:

9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị xử lý phạt bổ sung như sau:

Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng); từ 22 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng . Trong trường hợp không có các loại giấy tờ trên; lái xe sử dụng ma túy sẽ bị áp dụng biện pháp phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng.

Thế nào là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là thực hiện một trong các hành vi bố trí; sắp xếp, điều hành con người, phương tiện; cung cấp ma túy, điểm, phương tiện, dụng cụ… để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma túy. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự?

Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào việc người phạm tội đã thực hiện hành vi này lần thứ mấy, hay tùy thuộc vào tính chất, mức độ; và hậu quả của hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Xử lý hành chính đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, với mức phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng. Cụ thể:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy; thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy.
  • Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy; tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.

Ngoài ra, người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có thể phải chịu hình phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính; thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hình phạt đối với người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, bao gồm chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan, người có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 255 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với các hình phạt sau:

Hình phạt chính

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Nếu như bạn tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Các trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
  • Đối với người đang cai nghiện;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm

Nếu bạn tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 13 tuổi.

Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân

Người thực hiện hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên.

Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội đối với người chưa nắm vững toàn bộ kiến thức pháp luật; không có kinh nghiệm về xét xử không đơn giản.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt nêu trên; Tòa án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; và nhân thân người phạm tội.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Lái xe sử dụng ma túy bị xử lý vi phạm hành chính như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Lái xe sử dụng ma túy có bị tạm giữ phương tiện không?

Căn cứ Điểm h Khoản 11 Điều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Với hành vi điều khiển xe tham gia giao thông mà trong cơ thể có chất ma túy; sẽ bị xử phạt bổ sung với hình thức Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng; và Tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.