Lái xe chở thuê hàng hoá không hoá đơn có phạm tội buôn lậu không?

01/12/2021
Lái xe chở thuê hàng hoá không hoá đơn có phạm tội buôn lậu không
765
Views

Chào Luật sư, Vừa qua tôi đọc trên báo VnExpress; thấy thông tin lái xe của Công ty Nhật Cường; phản ứng về việc bị buộc khắc phục 10 tỷ đồng từ hành vi buôn lậu; trong khi người hưởng lợi là ông chủ đang bỏ trốn. Tôi là tài xế xe tải đường dài; chuyên chở hàng dọc Bắc vào Nam. Khi nhận chở cho “khách hàng”, tôi chỉ được biết đó là mặt hàng gì và điểm đi, điểm đến chứ không thể nắm rõ đó có phải hàng lậu hay không. Tôi cũng không kiếm lời từ lô hàng đó, vậy lái xe chở thuê hàng hoá không hoá đơn có phạm tội buôn lậu không? Mong luật sư giải đáp

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư 247 xin giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Thông tư liên tịch số 94/2015/TTLT – BTC – BCT – BCA – BQP

Nội dung tư vấn

Buôn lậu là gì?

Buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa nhập lậu, trái phép qua biên giới; những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ; kim khí và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử; văn hoá; mà nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu; hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan.

Buôn lậu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lí ngoại thương của Nhà nước. Do vậy, luật hình sự Việt Nam đã coi hành vi buôn lậu với mức độ nhất định là tội phạm. Và Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự

Cấu thành tội phạm Tội buôn lậu

Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội là bất kỳ người nào có đủ năng lực hành vi, và bao gồm cả pháp nhân thương mại.

Mặt khách quan của tội phạm

Về hành vi. Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa; hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý

Cụm từ “trái pháp luật” trong phần mô tả được hiểu trong một số trường hợp sau:

– Mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất; nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan

– Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai không đúng số lượng;

– Thủ đoạn được thể hiện qua việc khai báo gian dối; (nhiều hay ít, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác..); giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, … hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu; để trốn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

Lái xe chở thuê hàng hoá không hoá đơn có phạm tội buôn lậu không?

Người phạm tội buôn lậu; phải có đầy đủ cấu thành tội phạm của Tội buôn lậu. Theo đó bạn chỉ là người vận chuyển thuê; không cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu. Bạn không biết rõ nguồn gốc của hàng hóa; không biết hàng có phải là hàng nhập lậu hay không. Vì vậy bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm về Tội buôn lậu

Hàng hóa không có hóa đơn là hàng hóa nhập lậu

Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 94/2015/TTLT – BTC – BCT – BCA – BQP quy định:

Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra.”

Hàng hóa trong trường hợp của bạn là hàng hóa đang trên đường vận chuyển. Do đó, theo quy định trên, bạn là người vận chuyển (người có quyền, nghĩa vụ liên quan). Nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thì bạn phải xuất trình hóa đơn; chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Ngay tại thời điểm kiểm tra; nếu bạn không xuất trình được hóa đơn; chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa; thì hàng hóa bạn đang vận chuyển bị coi là hàng hóa nhập lậu. 

Xử phạt hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị xử phạt như sau:

Mức 1

Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Mức 2

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

  • Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
  • Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

  • Hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
  • Hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
  • Hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.

Hình thức xử phạt bổ sung

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm; đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên; hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, bạn không biết rõ nguồn gốc của hàng hóa; không biết hàng có phải là hàng nhập lậu hay không; bạn chỉ là người vận chuyển thuê; không cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu. Do đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ – CP; thì bạn không bị xử phạt hành chính; mà người bị xử phạt hành chính là chủ hàng hóa đã thuê bạn vận chuyển hàng hóa. Và bạn cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu. Tuy nhiên, để đảm bảo không bị liên lụy hay bị xử phạt thì khi nhận hàng hóa vận chuyển; bạn nên yêu cầu chủ hàng hóa đưa cho bạn hóa đơn; chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Lái xe chở thuê hàng hoá không hoá đơn có phạm tội buôn lậu không?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt nặng nhất với tội buôn lậu khi cá nhân thực hiện là gì ?

Mức phạt nặng nhất với tội buôn lậu quy định với cá nhân là phạt tù từ 12 – 20 năm. Cùng với đó, người phạm tội buôn lậu còn có thể bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chủ thể tội buôn lậu?

Chủ thể của tội buôn lậu là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Buôn bán hàng cấm là gì?

Buôn bán hàng cấm là hành vi buôn bán hàng hóa bị cấm lưu thông, mua bán, trao đổi theo quy định của pháp luật. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước; hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào.
Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua; tức chỉ cần một hành vi bán; hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Tư vấn luật

Để lại một bình luận