Hành vi chạy quá tốc độ là một lỗi rất thường xuyên gặp đối với những người điều khiển xe máy và xe ô tô trên đường. Việc chạy quá tốc độ là rất nguy hiểm không chỉ đối với người điều khiển phương tiện mà còn đối với những người tham gia giao thông trên đường. Vậy khi Lái ô tô quá tốc độ gây tai nạn thì bị xử phạt như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé?
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Qúa tốc độ là gì?
Quá tốc độ là vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật khi điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường.
Tốc độ giới hạn cho phép chính là tốc độ được xác định để các tài xế điều khiển phương tiện ở tốc độ hợp lý; phù hợp với điều kiện giao thông, đủ khả năng để có thể xử lý được các tình huống nếu có bất thường xảy ra.
Chạy quá tốc độ là một lỗi phổ biến mà những người điều khiển phương tiện giao thông thường gặp phải.
Tùy thuộc vào mỗi loại xe khác nhau; thì pháp luật đã có những quy định cụ thể về tốc độ mà các phương tiện phải chấp hành để có thể bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường.
Tốc độ cho phép của xe ô tô theo quy định pháp luật
Theo Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT; tốc độ cho phép của xe ô tô trong các khu vực khác nhau được xác định như sau:
Đối với trong khu vực đông dân cư
Tốc độ tối đa (km/h) | ||
Loại xe ô tô | Đường đôi; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
Tất cả các loại xe ô tô | 60 | 50 |
Xem thêm: Bị tước Giấy phép lái xe có được lái xe không?
Đối với ngoài khu vực đông dân cư
Tốc độ tối đa (km/h) | ||
Loại xe ô tô | Đường đôi; đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên | Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn | 90 | 80 |
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) | 80 | 70 |
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) | 70 | 60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc | 60 | 50 |
Đối với khu vực đường cao tốc
Đối với khu vực đường cao tốc, tùy thuộc vào biển báo tốc độ được đặt trong khu vực nhưng không vượt quá 120 km/h.
Lái ô tô quá tốc độ gây tai nạn thì bị xử phạt như thế nào?
Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
…”
Nếu vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả làm chết 02 người; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 ĐIều 260 đã nêu trên với mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; có thể tham khảo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); để xác định các tình tiết được áp dụng với bạn của mình trong trường hợp này.
Ô tô chạy quá tốc độ thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ quy định cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5).
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5);
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5).
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5)
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?
- Hướng dẫn tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông trên toàn quốc hiện nay
- Ai được miễn giảm tiền phạt vi phạm giao thông từ năm 2022?
- Người chưa thành niên vi phạm giao thông có bị phạt tiền hay không?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Lái ô tô quá tốc độ gây tai nạn thì bị xử phạt như thế nào”. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt; người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện; giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm”. Thời gian tạm giữ phương tiện tối đa là đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Dựa theo căn cứ như đã nêu ở trên thì trường hợp chạy quá tốc độ vẫn có thể bị giam xe theo quy định.
Điểm a Khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;”
Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy đinh: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;”