Xin chào Luật sư 247. Em tôi hiện tại đang sinh sống ở nhà tôi để thuận tiện cho việc khám bệnh và học tập. Em tôi bị khuyết tật ở tay nên những người hàng xóm họ thường xuyên soi mói, kỳ thị và không cho con của họ chơi cùng em tôi. Tôi có thắc mắc rằng: Kỳ thị người khuyết tật bị có bị xử phạt không? Nếu có, mức xử phạt là bao nhiêu? Mong được Luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Người khuyết tật là ai?
Người khuyết tật là nhóm người yếu thế trong xã hội, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống; do đó được Nhà nước và pháp luật quan tâm, bảo vệ. Người khuyết tật có thể do: Bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh, sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 định người khuyết tật như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1, Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Như vậy, người khuyết tật là người có các dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Các dạng tật họ mắc phải có thể là: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ;…
- Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
+ Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
+ Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với người khuyết tật.
Theo Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
2. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
3. Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
5. Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
6. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
7. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.”
Kỳ thị người khuyết tật bị có bị xử phạt không? Trường hợp bị xử phạt thì mức phạt tiền là bao nhiêu?
Theo Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật như sau:
“Điều 11. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Như vậy, kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật sẽ bị xử phạt và mức xử phạt là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý là mức phạt tiền này áp dụng đối với trường hợp này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm mức phạt sẽ là gấp đôi.
Kỳ thị xúc phạm người khuyết tật có truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tùy theo tính chất, hậu quả, mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm, kỳ thị người khuyết tật; người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội làm nhục người khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1, Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Như vậy, theo quy định trên; người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khuyết tật bị truy cứu trách nhiệm hình sự; tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng các hình phạt như: phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Hơn nữa, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng người khuyết tật thuộc một trong các trường hợp sau; thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Đặc biệt, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng gây hậu quả:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cản trở người khuyết tật kết hôn bị xử phạt thế nào?
- Bảo hiểm xã hội cho người khuyết tật như thế nào?
- Chính sách hỗ trợ y tế cho người khuyết tật như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Kỳ thị người khuyết tật bị có bị xử phạt không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, tìm hiểu quy định phá luật về hồ sơ quyết toán thuế tncn… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP , người khuyết tật thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trường hợp được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.