Có được chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến Trung ương?

15/08/2022
575
Views

Xin chào luật sư. Trước bố của tôi tưng làm việc tại Hải Phòng nên đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu của Bảo hiểm ở quận Kiến An, TP. Hải Phòng. Tuy nhiên 5 năm nay gia đình tôi chuyển đến sinh sống tại quận Hà Đông, TP. Hà Nội từ năm 2017 nhưng bảo hiểm vẫn ở Hải Phòng. Vậy xin hỏi, có thể chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu cho bố tôi đến Bệnh viện 103 Hà Đông được không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Mong luật sưu giải đáp giúp tôi.

Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia bảo hiểm y tế trong việc khám, chữa bệnh. Việc đi đúng tuyến cũng là một trong các vấn đề đáng quan tâm để được chi trả các mức bảo hiểm khác nhau. Vậy khi chuyển địa chỉ sinh sống, để thuận tiện có thể chuyển nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không? Thực hiện như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Có được chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến Trung ương?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu

Căn cứ Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định:

“Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.”

Cở sở khám bệnh chữa bệnh ban đầu là các cơ sở khám, chữa bệnh mà người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã lựa chọn và đăng ký để ghi vào phần cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ bảo hiểm y tế, là nơi người tham gia bảo hiểm y tế sẽ đến khám và được xác định là nơi chuẩn đoán bệnh đầu tiên.

Trong quá trình khám và chữa bệnh, người bệnh sẽ được xem xét, nếu không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, không đủ chuyên môn người được điều trị sẽ được chuyển lên khám, chữa tại tuyến trên.

Hiện nay các cơ sở khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo các tuyến được quy định từ Điều 3 đến Điều 5 Thông tư số 40/2015/TT-BY. Cụ thể như sau:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã và tương đương

1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

2. Trạm xá, trạm y tế, phòng y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

3. Phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân độc lập;

4. Trạm y tế quân – dân y, Phòng khám quân – dân y, Quân y đơn vị cấp tiểu đoàn và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến huyện và tương đương

1. Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

2. Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa;

3. Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực;

4. Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

6. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương;

7. Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

8. Trung tâm y tế quân – dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân – dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân – dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh và tương đương

1. Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

2. Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành;

3. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa;

4. Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

5. Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

6. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành;

7. Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II;

8. Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

9. Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân – dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến trung ương và tương đương

1. Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này;

2. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;

3. Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;

4. Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Có được chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến Trung ương?

Có được chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến Trung ương?
Có được chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến Trung ương?

Quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại tuyến trung ương

Theo Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:

a) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác trong các trường hợp sau đây:

a) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám, chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 5 (trừ Khoản 4) và các khoản 1,2 và 4 Điều 6 Thông tư này;

b) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;

c) Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;

d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;

đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.

3. Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này.

Có được chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến Trung ương?

Trong trường hợp của bạn, bố bạn muốn chuyển nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu lên tuyến trung ương là bệnh viện quân y 103.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT  thì người tham gia BHYT được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện tuyến Trung ương (Bệnh viện Quân Y 103 là bệnh viện tuyến Trung ương) trong các trường hợp sau:

– Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe theo Hướng dẫn số 52HD/BTCTW ngày 2/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc điều chỉnh bổ sung đối tượng khám chữa bệnh tại một số cơ sở y tế của Trung ương;

Người có công với các mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên;

– Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu;

– Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn TP. Hà Nội theo quy định của Giám đốc Sở Y tế TP. Hà Nội sau khi có sự thống nhất bằng văn bản với Giám đốc BHXH TP. Hà Nội.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 40/2015/TT-BYT thì Sở Y tế TP. Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với BHXH TP. Hà Nội, các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành, quy định đối tượng, cơ cấu nhóm đối tượng, số lượng người tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh.

Việc quyết định bố bạn có được thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến trung ương sẽ do Sở Y tế Hà Nội quyết định.

Vì vậy để được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Quân Y 103, bố của bạn cần liên hệ với cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ và cung cấp đầy đủ thông tin để được giải đáp, hướng dẫn thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có được chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến Trung ương?”. Nếu quý khách có những thắc mắc liên quan đến hóa đơn điện tử và muốn tham khảo quyết định phát hành hóa đơn điện tử, hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính năm; dịch vụ hóa đơn điện tử giá rẻ hoặc các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Cấp cứu tại bệnh viên khác nơi đăng ký khám chữa ban đầu có được coi là đúng tuyến?

Theo Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm:
“4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.”
Do đó dù bạn cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám chữa nào đều sẽ được coi là đúng tuyến.

Khi chuyển tuyến bệnh viện thì có cần xin giấy chuyển tuyến?

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế khi chuyển tuyến chữa bệnh cần phải có giấy chuyển tuyến. Cụ thể
– Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
– Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
– Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký;

Mức chi trả bảo hiểm y tế cho người khám, chữa bệnh không đúng tuyến là bao nhiêu?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Bảo hiểm y tế

Comments are closed.