Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?

16/12/2022
Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?
297
Views

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong trường hợp người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không? Cùng Luật sư 247 giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?

Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì có hiện nay có các loại hợp đồng lao động như sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Ngoài ra, tại điểm g khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 về nội dung hợp đồng lao động như sau:

Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?
Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?

“Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề…”

Như vậy, từ những quy định trên, khi giao kết hợp đồng có thỏa thuận thời gian làm việc khoảng 12-13 ngày/ tháng có thời hạn trong khoảng 3-12 tháng thì vẫn phù hợp theo quy định của pháp luật. Hợp đồng trên vẫn tính là hợp đồng lao động xác định thời hạn và chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan.

Quy định về chốt sổ bảo hiểm

Chốt sổ bảo hiểm có thể hiểu là việc trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc. Theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ khoản 4 Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về cấp và quản lý sổ BHXH như sau:

“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH

4. Sổ BHXH của người lao động di chuyển đơn vị đóng được chuyển toàn bộ quá trình thời gian đã đóng đến đơn vị mới để ghi quá trình đóng tiếp.

…”

Trong trường hợp người lao động có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội thành 01 sổ duy nhất.

Người lao động nghỉ không hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ – BHXH, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Như vậy nếu người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong cùng 01 tháng thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó và đồng thời tháng đó cũng không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương dưới 14 ngày làm việc trong cùng một tháng thì người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật bảo hiểm Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là các thông tin của Luật sư 247 về Quy định “Ký hợp đồng giữa tháng có đóng bảo hiểm không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như tìm hiểu về tư vấn pháp lý về ly hôn với người có quốc tịch nước ngoài… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư 247 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Ký nhiều hợp đồng lao động một lúc thì đóng bảo hiểm như thế nào?

Theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động trong trường hợp này thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc trong đó BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng HĐLĐ.

Làm việc dưới 14 ngày có đóng BHXH không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH  tháng đó. Vì vậy, trường hợp thời gian không làm việc, không hưởng tiền lương là dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì vẫn thuộc đối tượng tham gia và phải đóng BHXH.

Nghỉ làm việc bao nhiêu ngày trong tháng thì không đóng BHXH?

Theo đó, người lao động nghỉ làm việc từ 14 ngày trở lên sẽ không phải đóng BHXH bao gồm các trường hợp sau:
– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.