Kể từ thời gian ngày 25/2/2022, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công An đã tiến hành cấp tài khoản định danh điển tử cho toàn thể công dân trên phạm vi cả nước. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử để làm gì? Có thể thấy rằng theo từng mức độ khác nhau mà việc cấp tài khoản định danh điện tử sẽ mang lại những lợi ích khác nhau cho công dân. Vậy pháp luật quy định về tài khoản định danh điện tử như thế nào? Lợi ích của việc cấp tài khoản này đem tới cho công dân ra sao? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nghị định 59/2022/NĐ-CP
Tài khoản định danh điện tử là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, định danh điện tử là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
Khoản 6 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.
Phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử như thế nào?
Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử như sau:
– Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của người nước ngoài gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP.
– Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông tin quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định 59/2022/NĐ-CP.
– Tài khoản định danh điện tử của tổ chức gồm những thông tin quy định tại Điều 9 Nghị định 59/2022/NĐ-CP là tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Kích hoạt tài khoản định danh điện tử để làm gì?
Khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ được hưởng những lợi ích sau:
– Thứ nhất, đối với người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử thì công dân đó khi thực hiện các dịch vụ công (đã được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia) sẽ tự điền thông tin vào các biểu mẫu (form) đăng ký mà không phải khai báo, điền thông tin nhiều lần giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí cho các loại biểu mẫu kê khai, giảm nhiều khâu thủ tục cần giải quyết.
– Thứ hai, đối với người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử thì công dân đó có thể cung cấp, chia sẻ thông tin của mình với bên thứ 3 thông qua quét mã Orcode hoặc giải pháp kỹ thuật khác khi hệ thống của bên thứ 3 đủ điều kiện kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử.
– Thứ ba, đối với người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử thì công dân đó có thể thay thế Căn cước công dân vật lý và các loại giấy tờ mà công dân đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, hiểm y tế,….
– Thứ tư, đối với người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử thì công dân đó có thể thực hiện các giao dịch tài chính (thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, chuyển tiền…).
– Thứ năm là, bảo mật thông tin công dân, không thể giả mạo, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý. Do vậy, khi công dân thực hiện các giao dịch điện tử trên môi trường điện tử sẽ thuận tiện và an toàn.
Điều kiện để đăng ký tài khoản định danh điện tử
Điều 6, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định, điều kiện để công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử như sau:
- Cá nhân đủ 14 tuổi trở lên: Đăng ký thông qua ứng dụng định danh điện tử.
- Cá nhân chưa đủ 14 tuổi: Đăng ký theo tài khoản định danh của cha mẹ hoặc người giám hộ.
- Người được giám hộ khác: Đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ.
- Khi đăng ký tài khoản, cá nhân cần khai báo đầy đủ các thông tin như sau:
- Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Giới tính
- Quốc tịch (Đối với người nước ngoài)
- Số điện thoại, email
- Đối với người chưa đủ 14 tuổi, hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì bổ sung thêm thông tin về số định danh cá nhân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch (người nước ngoài).
Những trường hợp khóa tài khoản định danh điện tử năm 2023
Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về những trường hợp khóa tài khoản định danh điện tử như sau:
Trường hợp khóa tài khoản định danh điện tử công dân
– Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận và khóa tài khoản định danh điện tử của công dân trong trường hợp như sau:
+ Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình;
+ Chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD;
+ Chủ thể danh tính điện tử bị thu hồi thẻ Căn cước công dân;
+ Chủ thể danh tính điện tử chết.
Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử theo quy định về cập nhật thông tin danh tính điện tử.
– Trình tự khóa tài khoản định danh điện tử công dân:
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc khóa tài khoản và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trường hợp khóa tài khoản định danh của người nước ngoài
– Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận và khóa tài khoản định danh điện tử trong trường hợp như sau:
+ Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình;
+ Chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD;
+ Chủ thể danh tính điện tử hết hạn sử dụng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
+ Chủ thể danh tính điện tử hết thời hạn cư trú trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Chủ thể danh tính điện tử chết.
Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử theo quy định về cập nhật thông tin danh tính điện tử.
– Trình tự khóa tài khoản định danh của người nước ngoài:
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc khóa tài khoản và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trường hợp khóa tài khoản định danh của tổ chức
– Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận và khóa tài khoản định danh điện tử trong trường hợp như sau:
+ Chủ thể danh tính điện tử yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình;
+ Chủ thể danh tính điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNelD;
+ Tổ chức giải thể, dừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc chủ thể danh tính điện tử khai báo trên ứng dụng VNelD hoặc việc cập nhật thông tin danh tính điện tử vào hệ thống định danh và xác thực điện tử theo quy định về cập nhật thông tin danh tính điện tử.
– Trình tự khóa tài khoản định danh điện tử của tổ chức:
+ Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc bên sử dụng dịch vụ có yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử thì gửi đề nghị khóa tài khoản tới cơ quan Công an để xem xét, giải quyết.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị khóa tài khoản định danh điện tử phê duyệt việc khóa tài khoản và thông báo tới cơ quan, tổ chức đề nghị khóa tài khoản và chủ thể danh tính điện tử. Trường hợp từ chối khóa tài khoản thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chíp năm 2022 không?
- Căn cước công dân gắn chíp có định vị không?
- Hạn làm căn cước công dân gắn chíp là bao lâu?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến hóa đơn điện tử Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Kích hoạt tài khoản định danh điện tử để làm gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn về ly hôn đơn phương bao nhiêu tiền cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Định danh điện tử cung cấp cho doanh nghiệp phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, giảm bớt chi phí in ấn các loại giấy tờ và thủ tục.
Doanh nghiệp được kết nối tới hệ thống định danh điện tử và sử dụng các dịch vụ định danh điện tử đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, xác thực chính xác thông tin công dân và các loại giấy tờ tùy thân đã được tích hợp khi được sự đồng ý của công dân.
Thực hiện quản lý hành chính công trên môi trường điện tử, thay thế cho môi trường truyền thống.
Giảm thiểu nguồn nhân lực, giảm bớt các loại thủ tục, giấy tờ, chi phí khi giải quyết các thủ tục hành chính công.
Phân tích những tính năng được người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều, các kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc nhằm phục vụ công tác tham mưu, hoạch định chính sách, giúp phát triển kinh tế đất nước.
Trường hợp đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp:
Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1: Không quá 01 ngày làm việc.
Cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2: không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chíp: Không quá 07 ngày làm việc.