Khủng bố là gì? Quy định của pháp luật về tội khủng bố như thế nào?

11/09/2021
Khủng bố là gì? Quy định của pháp luật về tội khủng bố như thế nào?
875
Views

Khủng bố là hành vi gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng; sức khỏe; tự do thân thể của người khác; phá hủy cơ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng. Vậy Tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bị xử lý như thế nào?

“Ngày 10/9, bà Phi bị Công an tỉnh An Giang khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;, theo khoản 2 Điều 109 Bộ luật Hình sự. Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 9/2020; bà Phi dùng tài khoản Facebook Phi Kim kết bạn với một số thành viên của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân cầm đầu. Bà này thường xuyên chia sẻ các bài viết; video, hình ảnh có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước. Tổ chức này thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Việt Nam; kích động khủng bố, rải truyền đơn kích động biểu tình, phá hoại…

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Khủng bố là gì?

Khủng bố là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người, đặc biệt là thường dân, hoặc gây tổn thất cho xã hội và cộng đồng để tác động vào tâm lý đối phương gây hoang mang khiếp sợ, nhằm mục đích chính trị hoặc tôn giáo.

Các yếu tố cấu thành tội khủng bố?

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:

–  Có hành vi xâm phạm tính mạng người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

–  Có hành vi xâm phạm tự do thân thể (như bắt cóc làm con tin); sức khỏe hoặc chiếm giữ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

–  Có hành vi đe dọa thực hiện việc xâm phạm tính mạng của người khác; hoặc phá hủy tài sản của người khác hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần.

Khách thể của tội phạm

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng; đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người khác, xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Xem thêm: Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước bị xử lý ra sao?

Tội khủng bố bị xử lý như thế nào?

Theo Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; Chủ thể của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

–  Khung một (khoản 1)

Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác; hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

–  Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm:

a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;

c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Khung ba (khoản 3)

Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Khung bốn (khoản 4)

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt bổ sung

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên; tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư 247. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. nếu có thắc mắc gì về vấn đề nỳ xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Tội tài trợ khủng bố là gì?

1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bị công ty tài chính khủng bố điện thoại, phải làm gì?

 Soạn Đơn khiếu nại gửi tới công ty tài chính đã quấy rối, gọi điện giục nợ để khiếu nại về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ, về đòi tiền cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.
– Gửi đơn tổ cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính hoặc gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an nếu công ty tài chính tiếp có hành vi sử dụng điện thoại, các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, đe dọa tinh thần,

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận