Không hành nghề thừa phát lại có bị miễn nhiệm không?

05/07/2022
Không hành nghề thừa phát lại có bị miễn nhiệm không?
450
Views

Theo quy định pháp luật hiện hành, thừa phát lại có thể được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc bị miễn nhiệm khi thuộc các trường hợp quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Vậy khi không hành nghề thừa phát lại có bị miễn nhiệm không? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Thừa phát lại là gì?

Tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”

Như vậy, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.

Trong đó:

– Tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.

– Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Đây là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Không hành nghề thừa phát lại có bị miễn nhiệm không?
Không hành nghề thừa phát lại có bị miễn nhiệm không?

Quy định thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân như thế nào?

Thừa phát lại được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân như sau:

Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị miễn nhiệm đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề. Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại để đối chiếu.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo hồ sơ đề nghị miễn nhiệm.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.

Không hành nghề thừa phát lại có bị miễn nhiệm không?

Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

Không còn đủ tiêu chuẩn làm Thừa phát lại theo quy định, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi, cụ thể:

– Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;

– Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;

Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;

Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;

Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;

Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;

Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên thì bị miễn nhiệm.

Điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm thừa phát lại là gì?

Điều kiện, Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại được quy định như sau:

1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm thừa phát lại như thế nào?

Người có đủ tiêu chuẩn quy định Nghị định 08/2020/NĐ-CP nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

b) Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu;

d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật bao gồm: Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội; giấy tờ chứng minh đã miễn nhiệm, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc thu hồi thẻ đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu hoặc thôi việc đối với trường hợp thuộc khoản 3 Điều 11 của Nghị định này;

đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại để đối chiếu

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Không hành nghề thừa phát lại có bị miễn nhiệm không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền của dơn vị thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của khách hàng, thu hồi nợ theo bản án đối với: Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện; Bản án, quyết định giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Văn phòng thừa phát lại có đặc điểm gì?

Văn phòng Thừa phát lại có những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau.
+ Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.
+ Văn phòng thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Những việc nào thừa phát lại không được làm?

Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
– Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
– Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
– Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
– Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.