Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc không đồng ý với quyết định thu hồi đất thì phải làm sao?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam, không phải trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế nào cũng được sự ủng hộ từ phía người dân địa phương. Nguyên nhân của sự phản đối này là do quyết định thu hồi đất của phía cơ quan có thẩm quyền không rõ ràng, giá bồi thường đất không thoả đáng. Vậy theo quy định của pháp luật trong trường hợp người dân không đồng ý với quyết định thu hồi đất thì phải làm sao?
Để giải đáp cho câu hỏi về việc không đồng ý với quyết định thu hồi đất thì phải làm sao?. Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
Người dân có quyền được từ chối quyết định thu hồi đất của Nhà nước không?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định về sở hữu đất đai tại Việt Nam như sau:
– Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Theo quy định tại Điều 17 Luật Đất Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất như sau:
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:
- Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
- Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Công nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định về việc nhà nước quyết định thu hồi đất như sau:
– Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy theo quy định Nhà nước được quyền thu hồi đất của người dân trong 03 trường hợp kể trên mà phía người dân không được quyền từ chối. Tuy nhiên nếu Nhà nước thu hồi đất từ phía người dân mà không thuộc 03 trường hợp trên thì người dân có quyền từ chối.
Quy định về việc thực hiện cưỡng chế thu hồi đất tại Việt Nam
Điều kiện thực hiện quyết định thu hồi đất
Theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyết định thu hồi đất như sau:
– Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.
Trình tự thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
Theo quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất như sau::
– Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế;
– Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;
– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định về nuyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như sau:
- Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
- Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.
Không đồng ý với quyết định thu hồi đất thì phải làm sao?
Theo quy định của pháp luật trong trường hợp bạn không đồng ý với quyết định thu hồi đất và trường hợp không đồng ý với quyết định thu hồi đất của bạn đã thoả các quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 thì rất có thể bạn sẽ bị cưỡng chế thực hiện thu hồi đất.
Tuy nhiên nếu việc không đồng ý với quyết định thu hồi đất của bạn là có lý do chính đáng thì theo quy định tại khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định:
- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Như vậy, thông qua quy định trên ta biết được, nếu người dân không đồng ý với quyết định thu hồi đất thì có thể khiếu nại hoặc tiến hành khởi kiện quyết định thu hồi đất.
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Không đồng ý với quyết định thu hồi đất thì phải làm sao?″. Nếu quý khách có nhu cầu biết đến các vấn đề như các trường hợp thu hồi đất theo quy định hiện hành; Mức bồi thường thu hồi đất; của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
– Xây dựng căn cứ quân sự;
– Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
– Xây dựng ga, cảng quân sự;
– Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
– Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này;
– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.
Đất gần bờ sông có nguy cơ sạt lỡ là khu vực đất có nguy cơ cao gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của người dân, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước có quyền thu hồi đất từ phía người dân.