Không đi làm vẫn được hưởng lương hưu khi nào?

01/12/2021
Không đi làm vẫn được hưởng lương hưu khi nào?
1007
Views

Nhiều người mặc định rằng chỉ khi đi làm; đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ; thì khi về hưu mới có lương hưu. Nhưng không biết rằng; có một cách khác để hưởng lương hưu dù không đi làm. Vậy không đi làm vẫn được hưởng lương hưu khi nào? Dưới đây sẽ là giải đáp về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2019

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Bảo hiểm xã hội tự nguyện – cách để lao động tự do có lương hưu

Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; và không được đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; người dân sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Như vậy; những người lao động tự do, không làm việc cho bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức hay một đơn vị sử dụng lao động nào; cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; và được hưởng lương hưu. 

Mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Với bảo hiểm xã hội tự nguyện; người tham gia được lựa chọn mức đóng; phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Cụ thể, Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định; người lao động hàng tháng đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn 01 trong các phương thức đóng:

1 – Đóng hàng tháng;

2 – Đóng 03 tháng một lần;

3 – Đóng 06 tháng một lần;

4 – Đóng 12 tháng một lần;

5 – Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

6 – Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?

Nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; người tham gia có thể mua tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (có thể là nơi đang tạm trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú).

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu thế nào?

Điều kiện hưởng lương hưu

Theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội; được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019; người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu; nếu đáp ứng các điều kiện:

– Đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

– Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Mức hưởng lương hưu

Căn cứ khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, có thể thấy nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; người lao động vẫn được hưởng mức lương hưu như tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu như đáp ứng đủ điều kiện. 

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện được hưởng lương hưu?

Theo Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội; được sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019; người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu; nếu đáp ứng các điều kiện:
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
– Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; và không được đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; người dân sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Như vậy; những người lao động tự do, không làm việc cho bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức hay một đơn vị sử dụng lao động nào; cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; và được hưởng lương hưu. 

Mức hưởng lương hưu hàng tháng tính thế nào?

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Xem thêmNghỉ hưu khi mình bao nhiêu tuổi và nghỉ hưu sớm trước tuổi được không

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận