05 năm một lần, khi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp diễn ra, toàn dân lại nô nức đi bỏ phiếu. Vậy những người cố tình trốn tránh, không đi bầu cử có bị sao không? Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn
Căn cứ pháp lý
Không đi bầu cử có bị sao không?
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Theo Hiến pháp 2013 quy định về quyền bầu cử như sau:
“Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
Theo đó, bầu cử là quyền của mỗi công dân, bạn có quyền đi bầu cử hoặc không đi bầu cử, không ai được quyền bắt ép bạn bầu cử theo ý chí của họ. Cán bộ xã phường chỉ có nhiệm vụ nhắc nhở bạn đi bỏ phiếu không được xử phạt hay gây khó khăn cho bạn.
Mọi hành vi gây khó khăn bằng biện pháp hành chánh như không ký các loại giấy tờ, trừ điểm thi đua, hạ hạnh kiểm sinh viên…. đối với những cử tri không tham gia bầu cử đều là những hành vi xâm hại quyền tự do của công dân, phải bị xử lý theo luật định.
Theo Điều 69 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định nguyên tắc bỏ phiếu như sau:
“Điều 69. Nguyên tắc bỏ phiếu
1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.”
Vậy không đi bầu cử có bị làm sao không? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết
Không đi bầu cử có bị làm sao không?
Quyền bầu cử được quy định tại Điều 27 Hiến Pháp năm 2013: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Theo đó, bầu cử là quyền của mỗi công dân, họ có quyền đi bầu cử hoặc không đi bầu cử, không ai được quyền bắt ép ai bầu cử theo ý chí của họ. Cán bộ xã phường chỉ có nhiệm vụ nhắc nhở người dân đi bỏ phiếu không được xử phạt hay gây khó khăn.
Mọi hành vi gây khó khăn bằng biện pháp hành chính như không ký các loại giấy tờ, trừ điểm thi đua, hạ hạnh kiểm sinh viên…. đối với những cử tri không tham gia bầu cử đều là những hành vi xâm hại quyền tự do của công dân, không có quy định nào của pháp luật về vấn đề xử phạt này.
Các cơ quan Nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện để người dân nâng cao ý thức, tham gia bầu cử. Đây cũng là cơ hội để người dân lựa chọn ra những người “có đức, có tài”, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình, thay mặt mình tham gia vào hệ thống chính trị…
Có được nhờ người nhà đi bầu cử hộ không?
Nguyên tắc bầu cử được quy định ngay tại Điều 1 Luật Bầu cử là: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Tại nguyên tắc bỏ phiếu, Luật này một lần nữa khẳng định:2. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
Trong đó, khoản 3 và 4 quy định như sau:- Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
– Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
Như vậy, công dân không được phép nhờ người nhà đi bầu cử hộ. Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã là gì
- Vận dụng quan hệ cung cầu đối với nhà nước
- Hướng dẫn viết trình độ chuyên môn trong đơn xin việc
- Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị mới nhất – Tải xuống và xem trước
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Mẫu tờ khai căn cước công dân gắn chip – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Không đi bầu cử có bị sao không”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục tạm ngưng công ty, giấy phép bay flycam, đăng ký bảo vệ thương hiệu, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua hình thức bỏ phiếu tập thể.
Theo pháp luật Việt Nam, chế độ bầu cử gồm: phương thức bầu cử; phạm vi, giới hạn của quyền bầu cử và ứng cử của người dân; các nguyên tắc bầu cử; quy trình của một cuộc bầu cử cùng các vấn đề khác có liên quan.
Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu cho tất cả người dân vào cơ quan quyền lực nhà nước.